Những điều cần làm sau tai biến mạch máu não để nhanh phục hồi

Bệnh tai biến mạch máu não (đột quỵ) xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần của bộ não bị gián đoạn hoặc suy giảm nghiêm trọng, làm mất oxy và dinh dưỡng mô não. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dẫn đến di chứng nặng nề cho bệnh nhân hoặc tử vong.

Những điều cần làm sau tai biến mạch máu não để nhanh phục hồi

Loại phổ biến nhất của đột quỵ là thiếu máu cục bộ não do tắc nghẽn mạch hoặc lấp mạch chiếm tới 80% số bệnh nhân tai biến (gồm nhồi máu não và khuyết não).  Loại đột quỵ khác là xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu bị rò rỉ hoặc vỡ chiếm khoảng 20%.

Tai biến mạch máu não chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, nhưng có thể phòng tránh được nhờ hạn chế các yếu tố nguy cơ.

nhung-dieu-can-lam-sau-tai-bien-mach-mau-nao

1. Các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não

Do chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nên việc phát hiện và điều trị các yếu tố nguy cơ trở nên quan trọng, giúp hạn chế các hậu quả của bệnh. Một số yếu tố nguy cơ chung thường gặp:

–  Tăng huyết áp:

Là yếu tố nguy cơ hàng đầu của tai biến mạch máu não. Khi huyết áp ở mức 160/95mmHg thì tì lệ đột quỵ tăng từ 2,9 lần (nữ) và 3,1 lần (nam) so với những người có huyết áp bình thường.

Có nghiên cứu cho rằng khi huyết áp ở mức ranh giới (tức huyết áp tối đa 140-159 mmHg, huyết áp tối thiểu 90-94 mmHg) thì nguy cơ mắc bệnh đã tăng lên 50%. Do đó, đối với người cao tuổi ngay cả khi huyết áp mới tăng nhẹ cũng cần được theo dõi chặt chẽ và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, không phải lúc nào huyết áp tăng cao cũng gây ra tai biến mạch máu não. Nghiên cứu Framingham về Tim (tại Mỹ) đã theo dõi 500 trường hợp tai biến mạch máu não trong 38 năm, kết quả cho thấy chỉ 36% nam và 41% nữ có huyết áp tâm thu 160 mmHg. Như vậy, khoảng 60% trường hợp tai tai biến mạch máu não xảy ra ở nhóm chưa được tính là tăng huyết áp (tức <160 mmHg).

–  Bệnh tim mạch:

Nhồi máu não liên quan đến cơ chế lấp mạch hoặc nói lên một bệnh lý thành mạch kết hợp với một bệnh tim. Bệnh nhân rung nhĩ khiến nguy cơ nhồi máu não tăng lên 4-5 lần. Các bệnh tim khác như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim xung huyết, đau thắt ngực, dày thất trái kết hợp với yếu tố tuổi hoặc tăng huyết áp góp phần làm tăng nguy cơ nhồi máu não.

– Thuốc lá:

Thuốc lá làm tăng nguy cơ cả nhồi máu não và xuất huyết não. Ở người hút 1 gói thuốc/ ngày thì nguy cơ này tăng gấp 2,5 lần so với người không hút thuốc lá. Tuổi càng trẻ thì nguy cơ này càng cao, nữ nguy cơ cao hơn nam. Nguy cơ trên xảy ra là do thuốc lá làm thay đổi thành phần lipid máu, nhất là làm giảm tỉ lệ HDL lipoprotein. Ngoài ra, thuốc lá còn làm tăng độ nhớt của máu, tăng kết dính tiểu cầu, tăng fibrinogen… Ngừng hút thuốc sẽ giảm nhanh tỉ lệ mắc bệnh.

–  Rượu:

nhung-dieu-can-lam-sau-tai-bien-mach-mau-nao

Người ta thấy rằng việc tiêu thụ rượu tăng 10% góp phần làm tăng đột quỵ não mới lên 29% và tăng tì lệ tử vong lên 16%. Tuy vậy, vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược nhau về vai trò của rượu bởi có nhà khoa học lại cho rằng một lượng rượu nhất định (10- 30g ethanol/ngày) có tác dụng hạn chế đột quỵ não.

– Đái tháo đường:

Đây là yếu tố làm tăng tình trạng xơ vữa động mạch não. Nghiên cứu Honolulu cho thấy đái tháo đường làm nguy cơ tai biến tăng 1,4-2 lần. Phối hợp với tăng huyết áp, đái tháo đường làm tỉ lệ mới mắc nhồi máu não tăng cao.

– Stress:

Gây nên những tác động bất lợi cho động mạch não. Những người luôn trong tình trạng căng thẳng, bi quan chán nản, hồi hộp lo âu, nghĩ ngợi tính toán và dễ xúc động thì dễ bị tai biến xơ vữa. Khi xảy ra stress thì nhịp tim yếu đi, động mạch não co lại làm tái mặt, rối loạn nhịp tim, giao động huyết áp. Nếu stress xảy ra trên bệnh nhân tăng áp hoặc xơ vữa động mạch thì nguy cơ tai biến mạch máu não tăng.

Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ khác như rối loạn chuyển hóa lipid, hormone nội tiết tố nữ (estrogen trong thuốc ngừa thai), tăng cholesterol máu…

>> Tìm hiểu thêm về thuốc phòng và điều trị bệnh tai biến mạch máu não tại đây: thuốc điều trị tai biến mạch máu não

2. Điều cần làm sau tai biến mạch máu não

Nếu số phận mỉm cười sau khi “Thần Chết” lướt qua đầu, người bệnh cần làm gì để trở lại với cuộc sống đời thường?

– Nghe nhạc:

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, việc nghe nhạc sẽ làm cho các tế bào não sớm hồi phục, trí nhớ và khả năng nghe trở lại tốt hơn. Các chuyên gia thấy rằng âm nhạc quả là liều thuốc quý, rẻ tiền nhưng mang lại hiệu quả kỳ diệu đến không ngờ nên cần được thực hiện đầu tiên trong khi chờ đợi tiến hành các phương pháp phục hồi chức năng khác.

– Rèn luyện thân thể:

nhung-dieu-can-lam-sau-tai-bien-mach-mau-nao

Người bệnh cần phải phục hồi lại tính linh hoạt của chức năng vận động qua việc tập thể dục hoặc thể thao tùy theo sở thích của mình. Tuy nhiên, trong thời gian đầu không được gắng sức quá mức. Tất cả dường như làm lại từ đầu với các động tác từ đơn giản đến phức tạp, từ vận động nhẹ đến vận động theo mức độ tăng dần.

– Không bia rượu, không thuốc lá:

Bia rượu và thuốc lá là các yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ và chúng còn là mối đe dọa thường trực gây ra cơn tái phát qua tác dụng làm tăng huyết áp. Bên cạnh đó, bia rượu còn làm mất tác dụng của các thuốc đang dùng điều trị dự phòng. Nếu uống nhiều, say thì ý thức của người bệnh sẽ bị lu mờ, có khi dẫn đến sự bi quan, chán nản. Nói vậy cũng không có nghĩa là bệnh nhân tuyệt đối không được uống bia rượu. Các chuyên gia cho rằng, một lượng nhỏ bia rượu sẽ có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm tăng hoạt động của hệ tim mạch.

– Không tự lái xe:

Trong thời gian đầu người bệnh vẫn còn yếu, sự quan sát, độ nhạy và khả năng xử lý kém linh hoạt hơn trước. Hơn nữa, khả năng tái phát trong vòng một tháng sau điều trị là rất cao nên cần tránh điều khiển các phương tiện lưu thông để tránh nguy hiểm cho bản thân và người khác.

– Trở lại công việc:

Công việc đối với nhiều người là niềm vui, tuy nhiên phải tùy theo tính chất công việc mà quyết định thời gian trở lại hoặc phải thay đổi cho phù hợp với tình trạng sức khỏe. Khối lượng công việc cũng cần giảm thiểu, tránh sự gắng sức và nhất là sự căng thẳng thần kinh bởi điều này có thể gây cơn đột quỵ tái phát.

– Hoạt động tình dục:

Hoạt động tình dục là một trong những “bí quyết” giúp con người sống lâu và hạn chế khả năng đột quỵ. Tuy nhiên, sau cơn tai biến thì sự ham muốn ở một số người có phần giảm sút. Bên cạnh đó, hoạt động tình dục cũng là một hoạt động gắng sức, tiêu hao nhiều năng lượng, do vậy cũng cần có thời gian “khởi động” trở lại để đạt được phong độ bình thường.

3. Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não thường để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh, khiến họ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ngày nay, với sự phát triển của y học, chúng ta có thể bớt lo lắng hơn về vấn đề này. Bên cạnh việc điều trị tai biến bằng thuốc còn có liệu pháp vật lý trị liệu góp phần quan trọng không kém trong quá trình phục hồi chức năng cho người bệnh. Tập sớm và đúng cách giúp người bệnh ngăn ngừa được các biến chứng, làm tăng hiệu quả điều trị và sớm hòa nhập với cộng đồng. Bên cạnh đó tập luyện vật lý trị liệu còn đem lại một số lợi ích như:

– Ngăn ngừa biến chứng hô hấp:

Hô hấp luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu, nhất là ở giai đoạn sớm. Người bệnh nằm lâu trong môi trường bệnh viện, ít hoạt động, nguy cơ bị viêm phổi xảy ra rất lớn. Vì vậy, người bệnh cần phải được xoay trở thường xuyên, ngồi dậy, tập hít thở… qua các bài tập.

– Phòng chống loét:

Loét cũng là tình trạng thường gặp trong giai đoạn sớm, do người bệnh ít được xoay trở, vùng tì đè bị ẩm ướt. Kỹ thuật viên vật lý trị liệu hướng dẫn người nhà cách xoay trở (2 tiếng/lần), xoa bóp các điểm dễ bị loét (nhất là ở vùng mông).

– Phòng chống co cứng cơ, teo cơ, cứng khớp, duy trì tầm vận động khớp:

Bằng cách vận động thụ động các cử động của khớp: vai, khuỷu, cổ tay, bàn ngón tay, hông, gối, cổ chân, bàn ngón chân hay chủ động vận động của các khớp trên, tay mạnh có thể hỗ trợ tay yếu hoặc nhờ sự trợ giúp của người nhà.

– Gia tăng điều hợp, thăng bằng khi đứng hoặc ngồi.
– Độc lập trong sinh hoạt:

Người bệnh được hướng dẫn các tư thế cơ bản để có thể độc lập trong sinh hoạt:

+ Thay đổi tư thế: từ nằm sang ngồi, từ ngồi sang đứng (và ngược lại).
+ Tập đi: hướng dẫn người bệnh đi một cách an toàn.
+ Di chuyển từ ghế (xe lăn) sang giường (và ngược lại).

Sau khi xuất viện, người bệnh cần tiếp tục được luyện tập đúng cách. Việc luyện tập không đúng cách hoặc tự tập không có hướng dẫn có thể dẫn đến các biến chứng như bán trật/trật khớp vai, dáng đi xấu, co rút bao khớp…

Đọc thêm: Thực phẩm nên và không nên ăn để phòng bệnh tai biến