Những mối nguy hiểm và cách phòng chống bệnh đột quỵ

Mỗi năm trên thế giới có hàng nghìn người tử vong so đột quỵ. Đột quỵ là bệnh rất nguy hiểm chỉ đứng sau ung thư và bệnh lý về tim mạch. Có 1 điều đáng nói là bệnh đột quỵ thường diễn ra đột ngột khiến người bệnh khó kiểm soát chính vì vậy những di chứng và hậu quả mà đột quỵ để lại sẽ rất nặng nề. Thế nên, những người có khả năng mắc đột quỵ cần hiểu rõ hơn về bệnh để tìm cách phòng tránh  và điều trị để hạn chế đến mức thấp nhất những tình huống xấu xảy ra.

Những mối nguy hiểm và cách phòng chống bệnh đột quỵ

1. Bệnh đột quỵ là gì?

– Đột quỵ (tai biến mạch máu não) chỉ sự tổn thương một phần não bộ do tắc nghẽn mạch máu đi nuôi não hoặc vỡ mạch máu. Bộ não cần được cung cấp oxy thường xuyên để có thể hoạt động được nên khi một động mạch dẫn máu đi nuôi não bị cản trở, máu không lên được thì vùng não đó sẽ ngưng hoạt động. Đột quỵ nguy hiểm là vì nếu không được cấp cứu kịp thời thì vùng não này sẽ chết, dừng chức năng vĩnh viễn, gọi là nhồi máu não. Đây là tình trạng nghiêm trọng nhất của đột quỵ, gây liệt nửa người, hôn mê hoặc tử vong.

dot-quy

– Theo các thống kê, hơn 80% các ca đột quỵ là do nhồi máu não, để lại những di chứng nặng nề như tàn tật vĩnh viễn. Đây cũng được xem là chứng bệnh có tỉ lệ tử vong nhanh chỉ đứng sau ung thư và các bệnh tim mạch. Trong số những người bị đột quỵ thì chỉ có khoảng 50% là có thể phục hồi lại các chức năng bị liệt, 50% còn lại thường để lại di chứng nặng nề.

2. Các dạng của bệnh đột quỵ não

– Nhồi máu: do nghẽn, tắc động mạch não.

– Chảy máu: do vỡ thành động mạch, máu tràn ra khỏi lòng mạch.

– Nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ não là do mạch máu cấp máu cho não bị tổn thương, đột quỵ não được chia thành 2 thể chính:

– Bệnh đột quỵ nhồi máu não: do hẹp hoặc tắc động mạch não,dẫn tới vùng não bị giảm hoặc ngừng cấp máu dẫn tới tổn thương.

– Bệnh đột quỵ chảy máu não: do mạch máu bị vỡ ra, máu chảy tràn vào tổ chức não hoặc các khoang chứa dịch bao quanh tổ chức não.

dot-quy

>> Đọc thêm: Thuốc điều trị tai biến mạch máu não

Bệnh đột quỵ não mức độ nhẹ:

– Để lại di chứng ít và nhẹ như liệt nửa người: thường bắt đầu hồi phục sau 2-4 tuần và kéo dài nhiều tháng tiếp sau;

– Co cứng cơ: sau khoảng 4-6 tuần thì chuyển sang giai đoạn liệt cứng (cơ vùng liệt tăng trương lực) gây vận động khó khăn, đau nhức cơ khớp. Đặc biệt hay gặp đau khớp vai, chân.

– Rối loạn ngôn ngữ: nói khó hơn bình thường hoặc không hiểu lời nói.

Các trường hợp đột quỵ mức độ nặng, di chứng nhiều và rất nặng nề:

– Rối loạn ý thức: tri giác, trí nhớ suy giảm; Rối loạn tâm thần, trầm cảm; Suy dinh dưỡng.

– Viêm phổi: nguyên nhân do bệnh nhân nằm một chỗ do liệt, suy giảm sức đề kháng, dễ nuốt sặc…

– Loét vùng tì đè: những vùng bị tì đè trực’ tiếp xuống mặt giường khi nằm rất dễ bị loét như gót chân, vùng xương cùng cụt, vùng lưng, vùng chẩm.

– Đại tiện và tiểu tiện không tự chủ.

– Một số hậu quả khác: co giật động kinh; huyết khối tĩnh mạch sâu; biến dạng tư thế; tăng huyết áp; loạn nhịp tim… Đặc biệt với bệnh nhân đã bị đột quỵ não thì nguy cơ bị đột quỵ tái diễn rất cao so với người chưa từng bị đột quỵ.

3. Những tác hại của cơn đột quỵ

– Ảnh hưởng do đột quỵ gây ra đối với não gần như cũng tương tự như bất kỳ nguyên nhân tác động nào khác gây ra cho não. Khi một phần não bị ngưng cung cấp máu, các tế bào sẽ đói oxy và ngừng hoạt động. Nếu trong thời gian khoảng 4 phút việc cung cấp máu không tiếp tục lại được thì các tê bào sẽ chết (chứng nhồi máu não). Những hậu quả về thể lý và tinh thần sau một cơn đột quỵ xảy ra như thế nào là tùy thuộc vào phần não bị ảnh hưởng

– Não bao gồm nhiều phần riêng biệt và mỗi phần điều khiển các chức năng vận động, lời nói và thị giác tương ứng. Những trung tâm điều khiển này gồm các tế bào thần kinh (gọi là nơ-ron) và môi tê bào đều có chức năng chuyên biệt. Chẳng hạn, các chuỗi nơ-ron nối mắt xích với nhau sẽ điều khiển mọi chuyển động của cơ bắp.

– Mỗi nơ-ron gồm ba phần: các đuôi gai phân nhánh, thân tế bào và trục. Các đuôi gai phân nhánh có chức năng tiếp nhận tín hiệu để chuyển vào thân tế bào. Thân tế bào sẽ quyết định việc thực hiện hành vi và truyền mệnh lệnh đến tế bào nơ-ron kế tiếp thông qua đường sợi trục. Nhưng nếu bất cứ phần công đoạn nào trong chuỗi mắt xích này bị ngắt – như trong trường hợp xảy ra đột quỵ, một khu vực tế bào thần kinh bị chết – thì toàn bộ hệ thống thần kinh này sẽ ngưng hoạt động và chức năng mà nó điều khiển – như chức năng vận động hay lời nói – sẽ bị mất đi.

4. Cách phòng chống đột quỵ não

Dưới đây là những cách phòng chống đột quỵ mà đã được chứng minh là giảm thiểu tối đa nguy cơ bị đột quỵ

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên. Phát hiện cao áp huyết sớm và chữa cao áp huyết tốt, nhất là ở những người trên 40 tuổi, có tiền sử gia đình cao áp huyết và bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, rung nhĩ, bệnh van tim…

– Kiểm soát đường huyết, phòng và điều trị tiểu đường, vì khi bị bệnh tiểu đường, có thể gây xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não, gây bệnh đột quỵ não. Kiểm soát cholesterol rong máu, phòng và điều tị bệnh mỡ máu cao, bệnh đa hồng cầu vì những bệnh này có thể gây cơn thiếu máu não hay nhũn não.

– Điều trị rối loạn nhịp tim.

– Không hút thuốc lá, vì thuốc lá là nguy cơ chính dẫn đến bệnh đột quỵ não dù chỉ ở tuổi trung niên.

– Hạn chế uống rượu và không dùng các chất kích thích hoặc ma túy.

– Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Không ăn nhiều mỡ, nhiều chất ngọt, tinh bột; nên ăn nhiều rau, củ, trái cây giàu các chất chống oxy hóa, chống gốc tự do giúp bảo vệ và tăng cường hoạt động của não và tim.

– Ngủ là yếu tố rất quan trọng trong quá trình tuần hoàn máu lên não, tránh các tác nhân gây mất ngủ, nên ngủ đủ giấc từ 6-8 tiếng/ngày.

– Thường xuyên vận động và tập luyện đều đặn, phù hợp với sức khỏe như đi bộ, thiền, yoga…

dot-quy

– Giữ tinh thần thoải mái, không âu lo, tránh căng thẳng và stress.

– Tránh sự thay đổi khí hậu và thời tiết vì chúng có tác động rất nhạy cảm, khởi phát cơn thiếu máu não nhất là khoảng thời điểm giao mùa, thay đổi đột ngột từ môi trường không khí giữa lạnh và nóng với khoảng cách quá cao cũng là yếu tố thuận lợi gây tái phát cơn thiếu máu não.

5. Sử dụng thuốc phòng và điều trị đột quỵ –  An Cung Trúc Hoàn

– An cung trúc hoàn là phương thuốc bí truyền có nguồn gốc từ thái y Triều Lê của dòng họ Nguyễn Quý do lương y Nguyễn Quý Thanh nghiên cứu và phát triển thành thuốc đóng chai dưới dạng siro. An cung trúc hoàn là phương thuốc điều trị hiệu quả cho bệnh nhân mắc chứng đột quỵ, liệt người do tai nạn, đột quỵ đã lâu không cử động được.

dot-quy

– Sau 20 năm nghiên cứu, chữa bệnh, lương y Nguyễn Quý Thanh đã điều trị thành công cho hàng ngàn người bị bệnh đột quỵ, hoại tử các chi bằng bài thuốc An Cung Trúc Hoàn. Với những bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao, thuốc có tác dụng kiểm soát và phòng ngừa đột quỵ rất tốt. Còn với những bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục sau đột ụy, sử dụng An cung trúc hoàn để hỗ trợ điều trị đột quỵ và phòng ngừa đột quỵ tái phát.

>> Có thể bạn quan tâm: Huyết áp thấp có gây tai biến mạch máu não không?