Đến thị trấn Thắng (Hiệp Hòa, Bắc Giang), hỏi bà Nguyễn Thị Chi, ai cũng biết và chỉ đường tường tận. Bà Chi nổi tiếng ở thị trấn nhỏ này, không chỉ bởi là chủ của 2 khách sạn lớn ở Khu 2, mà còn bởi, bà vừa từ cõi chết trở về, khiến cư dân trong vùng còn bàn tán xôn xao.
Tôi ngồi dưới phòng lễ tân khách sạn ngồi chờ một lúc, thì thấy người đàn bà mặc bộ nâu sồng giản dị đạp xe vào nhà nghỉ, trên giỏ xe đầy rau thịt. Thấy lễ tân đon đả chạy ra đỡ, mới biết đó là bà chủ của khách sạn này.
Thật không thể tin nổi, người phụ nữ nhỏ nhắn trước mặt tôi, đạp xe, đi lại, phong thái hoàn toàn bình thường, trong khi trước đó không lâu, bà đối diện với cơn thập tử nhất sinh bởi đột quỵ, vỡ mạch máu não.
Hỏi chuyện trở về từ cõi chết, bà bảo, lúc tai biến, bà bất tỉnh suốt cả tháng trời, người ở bên chăm sóc theo dõi bà là chồng, nên để chồng bà kể thì sẽ chi tiết hơn. Bà bấm điện thoại nói chuyện, thì mấy phút sau ông Trịnh Quách Hòa đã có mặt.
Tai biến giữa biển
Nhắc đến cơn tai biến thập tử nhất sinh của vợ, ông Hòa nghiêm trang nét mặt bảo: “Cả đời tôi chỉ tin vào khoa học hiện đại, chứ không thể tin nổi mấy thứ lá lẩu nấu thành thuốc mà lại kỳ diệu như vậy. Ấy thế mà, bài thuốc của bà lang mà tôi chưa từng gặp đã cứu sống vợ tôi một cách ngoạn mục. Nói không ngoa, chứ mấy thứ lá lẩu nấu thành nước mà sinh ra vợ tôi lần thứ hai đấy”.
Theo lời kể của ông Hòa, hồi cuối năm 2017, ông và vợ, là bà Nguyễn Thị Chi, 62 tuổi, đi du lịch ở Đà Nẵng và Quảng Nam. Buổi sáng, đi tàu ra Cù Lao Chàm, lúc 10 giờ, thì bà Chi có biểu hiện giống say sóng, rồi ngất xỉu luôn. Hết xoa dầu gió, rồi bấm huyệt, nhưng bà Chi không tỉnh, ông Hòa đành phải thuê tàu chạy về đất liền, vào bệnh viện. Nghĩ rằng bà Chi bị say sóng, nên các bác sĩ tiêm chọc, truyền nước. Đến khoảng 5 giờ chiều, ông dìu vợ về khách sạn nghỉ, những mong vợ hồi sức lại.
Thế nhưng, bà Chi ngủ li bì, mắt không mở nổi, thi thoảng lại kêu la đau đầu. Sáng hôm sau, bà Chi kêu đau đầu quá, không chịu nổi nữa, nên ông Hòa đưa vợ nhập Bệnh viện 199 của Bộ Công an ở TP. Đà Nẵng.
Đưa vợ vào viện, ông cũng bảo vợ ông bị say sóng, nên các bác sĩ chỉ tiêm thuốc và truyền nước để bà hồi sức. Thế nhưng, đến đầu giờ chiều, vẫn không thấy vợ tỉnh, ông Hòa sốt ruột gặp thẳng trưởng khoa.
Vị trưởng khoa Bệnh viện 199 đã trực tiếp xuống phòng bệnh xem xét tình hình bà Chi. Sau khi thăm khám vị bác sĩ này đã cho đi chụp citi. Xem kết quả phim, vị bác sĩ nọ gọi ông Hòa đến bảo: “Nguy rồi anh ạ. Cả hai bán cầu não của vợ anh máu chảy đầy hết rồi. Vợ anh tai biến nặng lắm”.
Bà Chi được chuyển vào phòng cấp cứu, điều trị tích cực. Nằm viện 6 ngày, tình trạng không cải thiện gì. Bà Chi bất tỉnh hẳn. Bác sĩ bảo, tình trạng của bà phải điều trị lâu dài, không thể biết được kết quả. Sốt ruột, ông Hòa gọi điện cho bạn thân, là ông Nguyễn Sĩ Hùng, nguyên Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bắc Giang. Ông Hùng đã gọi điện cho bác sĩ Bệnh viện 199, trao đổi trực tiếp, nắm tình hình bệnh tật bà Chi, sau đó đã yêu cầu ông Hòa chuyển vợ ra Hà Nội.
Bệnh viện 199 đã điều xe cấp cứu, một bác sĩ, một điều dưỡng, với thiết bị hiện đại, đưa bà Chi từ Đà Nẵng ra một bệnh viện lớn ở Hà Nội, với trình độ chuyên môn điều trị đột quỵ hàng đầu cả nước. Xe chạy từ 5 giờ chiều, đến 6 giờ sáng hôm sau thì có mặt ở thủ đô.
Bệnh viện cho chụp lại cộng hưởng từ. Các bác sĩ hội chẩn và nói với ông Hòa rằng, tình trạng vợ ông rất nặng, diễn biến xấu và phải điều trị lâu dài. Các bác sĩ cũng khuyên ông và gia đình nên chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất. Bà Chi nằm bệnh viện được 20 ngày, bác sĩ lại chụp citi và cộng hưởng từ tiếp, và vẫn nhận định diễn biến xấu, tình trạng không có gì sáng sủa, mặc dù mỗi ngày riêng tiền thuốc tốn 4 triệu đồng. Khi đó, bà Chi bất tỉnh hoàn toàn, mắt nhắm nghiền, sống thực vật.
Video: Bà Nguyễn Thị Chi kể lại chuyện bị tai biến, được bài thuốc AN CUNG TRÚC HOÀN cứu sống
Sống lại kỳ diệu
Thấy không còn hy vọng gì, ông Hòa họp gia đình, tính đưa vợ về nhà. Bản thân ông cũng muốn vợ qua đời ở nhà, trong vòng tay người thân, chứ không phải ở bệnh viện. Lúc họp gia đình, người em trai khuyên nên điều trị ông y, và bảo ông Hòa thử cho bà Chi dùng thuốc của bà lang Nguyễn Quý Thanh, vì theo lời người em trai, có mấy người ở Hiệp Hòa bị tai biến đã được bài thuốc của bà Thanh cứu.
Là người tin vào khoa học hiện đại, tin vào bệnh viện, có bạn bè làm bác sĩ giỏi rất nhiều, nên ông Hòa hoàn toàn không tin vào đông y, với vài thứ lá lẩu, có thể cứu được người bệnh thập tử nhất sinh như vợ bà. Tuy nhiên, thấy mọi người giục quá, nên ông thử liên lạc với bà Thanh.
“Tôi gọi điện, bà ấy kêu bận, không có thời gian tiếp chuyện, trả lời những câu hỏi của tôi. Bà ấy bảo tôi đến gặp cô Hạnh bán thịt bò, ở thị trấn Thắng, để tự tìm hiểu. Tôi lấy xe máy đi gặp ngay cháu Hạnh bán thịt bò, cách nhà tôi 500m. Cháu Hạnh kể, từng nằm ở khoa đột quỵ bệnh viện lớn nhất Hà Nội, đúng nơi vợ tôi điều trị, nhưng suốt 2 tháng không ăn thua gì. Thế mà dùng thuốc của bà Thanh, lại hồi sinh một cách kỳ lạ. Cháu Hạnh cứ ca ngợi bảo đó là thuốc tiên” – ông Hòa nhớ lại.
Gặp chị Hạnh điều tra cặn kẽ rồi, nhưng ông Hòa vẫn chưa tin hẳn, nghĩ là ăn may. Tuy nhiên, ông cứ thử mua 1 lọ thuốc đông y của lương y Nguyễn Quý Thanh, có tên An cung trúc hoàn, cho vợ uống xem sao.
Ông pha thuốc với thìa nước ấm, rồi đổ vào miệng bà Chi. Ngày thứ nhất chưa thấy gì, nhưng đến ngày thứ 2 thì tự dưng bà Chi mở mắt, rồi bập bẹ nói luôn được. “Tôi hỏi bà thấy sao, thì bà ấy bảo thấy đỡ đau đầu hẳn” – ông Hòa kể.
Dùng thuốc đến ngày thứ 3, thì bà Chi gần như tỉnh táo hẳn. Đến ngày thứ 5, tin tưởng loại thuốc đông y này rất tốt cho vợ mình, nên ông Hòa đã xin ra viện, đưa vợ về nhà tự điều trị. Việc bệnh viện giữ được mạng sống của bà, đã là thành công lớn rồi. Còn điều trị hồi phục, thì ông tin tưởng vào bài thuốc của lương y Nguyễn Quý Thanh. Tuy nhiên, các bác sĩ đã không duyệt cho bà ra viện. Thấy ông Hòa kiên quyết, các bác sĩ đã tuyên bố, nếu đưa bà về mà chết, thì bệnh viện không chịu trách nhiệm, còn bệnh sức khỏe bà Chi chuyển biến xấu họ cũng không nhận lại nữa. Ông Hòa chấp nhận điều kiện đó và đã viết đơn xin ra viện.
Chồng con đưa bà Chi về thị trấn Thắng. Phòng khách rộng mênh mông mà chật kín anh em họ hàng, làng xóm đến… chia buồn! Trước đó, mọi người xuống bệnh viện thăm, thấy bà bất tỉnh, sống thực vật, với ống xông trong miệng, nên nghĩ đưa về là chờ chết, nên kéo đến hỏi han. Ai cũng kinh ngạc, không tin nổi bà không những còn sống, mà lại tỉnh táo, minh mẫn, nhận biết được người thân, xóm giềng.
Ông Hòa lấy thêm mấy lọ thuốc cho vợ dùng đều đặn. Đúng 1 tháng kẻ từ ngày dùng thuốc của lương y Nguyễn Quý Thanh, bà Chi ngồi dậy tập đi. Ông Hòa dìu bà đi quanh nhà, rồi đi quanh sân. Chân bà còn yếu, nhưng tập tễnh đi được khi có người dìu. Tiếp tục nửa tháng nữa, thì bà Chi tự đi lại được, không phải dìu hay dùng đến nạng nữa. 3 tháng sau, thì bà Chi đi lại hoàn toàn bình thường, và đã đi được xe đạp.
“Hôm vợ tôi đứng dậy đi lại, rồi đi xe đạp, tôi quay video gửi cho anh bạn Nguyễn Sĩ Hùng, nguyên giám đốc Bệnh viện Bắc Giang, anh ấy bảo ‘Tôi tưởng vợ cậu chết rồi cơ, chứ tôi cũng không thể tin nổi lại bình thường lại được như thế này. Dùng thuốc đông y mà khỏi được tai biến nặng thế thì khó tin lắm, phải có phúc quá lớn’. Nghe bạn nói vậy, thì tôi cũng nghĩ ăn may, nhưng mới đây, tôi giới thiệu cho anh bạn tôi là ông Nguyễn Văn Lực, cách nhà tôi 1km, cũng bị tai biến, dùng thuốc này, uống được 2 tháng mà thay đổi hoàn toàn, sức khỏe như bình thường rồi, nên tôi buộc phải tin” – ông Trịnh Quách Hòa kể.
Trò chuyện với bà Nguyễn Thị Chi, bà luôn miệng gọi lương y Nguyễn Quý Thanh, người mà bà chưa từng gặp lần nào là “Thánh sống”. Bà Chi kể, lúc mới tai biến, bà vẫn nhận biết, nhưng sau đó thì không biết gì nữa. Mọi ăn uống phải qua đường ống. Tuy nhiên, lúc chồng bà đổ thuốc An cung trúc hoàn của lương y Thanh vào miệng, thì bà cảm nhận thấy thuốc chạy trong đầu, khiến đầu mát lạnh. Lúc đầu, bà nghe được người khác nói, nhưng không nói được. Sau khi đầu óc tỉnh táo hoàn toàn, thì bà mới nói chuyện được.
Lúc ở bệnh viện, sống thực vật, bà Chi chỉ còn 38kg, người toàn da bọc xương. Thế nhưng, giờ đã lên 45kg, da dẻ hồng hào, căng mịn. Thi thoảng bà vẫn đi chụp citi và cộng hưởng từ, thì bác sĩ bảo các vết tụ máu ở não đã biến mất hoàn toàn. Điều thú vị là nhiều bệnh khác như tiểu đường, mỡ máu, men gan cao, thoái hóa xương khớp, huyết áp cao, viêm loét dạ dày cũng đỡ hẳn. Bà có cảm giác sức khỏe thể chất và tinh thần còn tốt hơn trước khi bị bệnh.
Chia tay phóng viên, bà Chi rưng rưng tâm sự: “Quả thực, ngoài mẹ tôi, thì cô Thanh là người sinh ra tôi lần thứ hai. Mấy lần vợ chồng tôi điện thoại, xin gặp để cám ơn, nhưng cô ấy toàn từ chối, cáo bận, không có thời gian gặp. Cô ấy bảo, ai cũng gặp cám ơn thì cô ấy không còn thời gian để đi lấy thuốc, bào chế thuốc nữa. Tôi nhất định phải gặp được cô ấy, xem cô ấy mặt ngang mũi dọc thế nào, chứ không thì tôi lập đền thờ sống cô ấy mất”.
Lương y Nguyễn Quý Thanh là người thừa kế bài thuốc An cung trị tai biến của Thái y Nguyễn Quý Thành, ông tổ đời thứ 7. Cụ Thành là Thái y triều Lê. Lương y Nguyễn Quý Thanh đã khôi phục lại bài thuốc trị tai biến mạch máu não, tắc mạch máu, hoại tử tứ chi do tắc mạch, cứu sống và cứu thoát khỏi cảnh sống thực vật cho cả ngàn người trên khắp cả nước.
Sau 20 năm nghiên cứu, chữa bệnh, lương y Nguyễn Quý Thanh đã điều trị thành công cho hàng ngàn người bị bệnh tai biến mạch máu não, hoại tử các chi bằng bài thuốc An cung trúc hoàn. Những bệnh nhân có nguy cơ tai biến cao, sử dụng An cung trúc hoàn để phòng bệnh thì rất tốt. Những bệnh nhân đã trải qua tai biến, đang dần phục hồi, cần thiết sử dụng để tránh bị tai biến lại. Sở Y tế Thái Nguyên đã cấp phép cho lưu hành bài thuốc gia truyền của dòng họ Nguyễn Quý. Trung tâm phát triển y học cổ truyền Việt Thanh đã sản xuất thành cao lỏng, dưới dạng thuốc gia truyền, nhằm giảm giá thành, để nhiều người tiếp cận được thuốc. Theo lương y Nguyễn Quý Thanh, mỗi viên thuốc An cung ngưu hoàng hoàn của Đồng Nhân Đường (Trung Quốc) giá 2-3 triệu đồng, nhưng lọ cao thuốc có hàm lượng hoạt chất tương đương 7-10 viên thuốc An cung ngưu hoàng hoàn, chỉ có giá 1,5 triệu đồng/lọ, dùng từ 7 đến 10 cho điều trị, và 20 ngày cho phòng ngừa tai biến. SỐ MÁY TƯ VẤN, HỖ TRỢ : (Toàn quốc: 0963.015.446 – 0988.29.25.25) – (Miền Nam: 0983.144.902)
|
Báo Điện Tử VTC