Site icon An Cung Trúc Hoàn

Cách sơ cứu người bị đột quỵ đúng cách

Như chúng ta đã biết, trong những năm gần đây số người mắc bệnh đột quỵ ngày càng tăng cao, đa phần là ở người lớn tuổi. Căn bệnh này tuy khó phát hiện nhưng nếu bạn chú ý đến những triệu chứng của nó thì bạn sẽ biết mình có mắc bệnh đột quỵ hay không. Khi bệnh đột quỵ xảy ra nếu sơ cứu kịp thời và đúng cách sẽ giảm sự nguy hiểm của bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách xử lý khi gặp người bị đột quỵ nhé!

Cách sơ cứu đúng cách người bị đột quỵ

– Đột quỵ là căn bệnh khiến người bệnh tử vong rất nhanh, nếu không cũng sẽ để lại những di chứng hết sức nặng nề, thường gặp ở người huyết áp cao, tiểu đường.

– Vào mùa đông, lượng bệnh nhân bị đột quỵ tăng 10-15% so với ngày thường. Tuy nhiên phần lớn bệnh nhân vào cấp cứu đều không được sơ cứu, sơ cứu không đúng cách và nhập viện muộn khiến bệnh nhân nặng thêm. Nhiều trường hợp ngừng tim trước khi đến viện.

– Do đó việc nhận biết sớm những dấu hiệu của đột quỵ và sơ cứu đúng cách sẽ giúp bệnh nhân tăng tỉ lệ hồi phục, giảm tử vong. Trong đó đặc biệt lưu ý 3 dấu hiệu.

+ Thứ nhất, người bệnh đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội.

+ Thứ hai, bệnh nhân đột ngột nói khó hoặc không nói được, mồm méo.

+ Thứ ba, đột ngột mất hoặc giảm thị lực 1 trong 2 mắt.

Nếu người bệnh có 3 dấu hiệu cảnh báo trên thì 90% là đột quỵ

Cách sơ cứu người bị đột quỵ 

– Ngay khi thấy người bệnh có những dấu hiệu trên, cần đưa đi cấp cứu kịp thời để tranh thủ “giờ vàng” cứu sống người bị đột quỵ Cứ mỗi phút bệnh nhân đột quỵ không được điều trị đặc hiệu thì có khoảng 2 triệu nơron thần kinh mất đi. Thời gian can thiệp trễ các tế bào thần kinh càng chết đi nhiều hơn và hậu quả tàn phế cũng như tử vong sẽ cao hơn so với bệnh nhân được điều trị sớm.
 
– Thường chỉ có thời gian vàng 3-4 giờ đầu từ khi khởi phát đột quỵ để cứu sống người bệnh. Vì sau 3-4 giờ, nơi vùng não xảy ra tai biến và mô não cận kề vùng tai biến sẽ bị hư hại, khó phục hồi. Các chuyên gia khuyến cáo, khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ, người nhà cần đưa ngay bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời, sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong; giảm số ngày điều trị và giảm di chứng, tăng cơ hội sống không cần giúp đỡ.
 
– Mức độ di chứng để lại sau này cho bệnh nhân phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm và cách thức bệnh nhân được phát hiện, chẩn đoán và điều trị. Nếu bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện trong 3 giờ đầu ngay sau khi bị đột quỵ, và được điều trị thuốc làm tan huyết khối, sự phục hồi sẽ rất khả quan.
>> Đọc thêm: Thuốc điều trị tai biến mạch máu não

Cách xử lý đúng cách khi đợi xe cấp cứu

Nếu người bệnh tỉnh:
 
– Đặt bệnh nhân ở tư thế đầu nằm nghiêng, đầu hơi nâng nhẹ.
– Không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.
– Nếu bị liệt, khi vận chuyển, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng về bên người không bị liệt.
– Lau đờm dãi, bỏ các vật trong miệng có thể làm bệnh nhân khó thở như răng giả, thức ăn còn sót lại…
 
Nếu người bệnh ở trạng thái lơ mơ:
 
– Sơ cứu người bị đột quỵ ở trạng thái lơ mơ bằng cách kiểm tra mạch, nhịp thở của bệnh nhân. Chú ý phải đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng về một bên không liệt và phải luôn để đầu ở tư thế nâng nhẹ.
 
Nếu người bệnh bị hôn mê:
 
– Cần sơ cứu theo những bước đã kể trên. Nếu mạch của người bệnh không đập hoặc ngừng thở, phải ngay lập tức tiến hành hô hấp bằng cách thổi mồm và ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân theo tỉ lệ 1:5 (cứ thổi ngạt 2 lần, quay xuống ép tim 10 lần).
 
Người bị đột quỵ rất dễ bị tái phát nên cần có biện pháp phòng ngừa đột quỵ cũng như tái phát. Đặc biệt, lần sau bao giờ cũng nặng hơn các lần trước. Cho nên cách tốt nhất là phòng ngừa và tránh tái phát. Người bệnh không hút thuốc hay uống nhiều bia rượu, phải chăm chỉ tập thể thao, chế độ làm việc và nghỉ ngơi phải khoa học… Hạn chế ăn quá nhiều chất đạm và béo. Khi trời lạnh, cần mặc ấm, không tiếp xúc với thời tiết lạnh một cách đột ngột.
>> Có thể bạn quan tâm: Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua