Site icon An Cung Trúc Hoàn

Các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến

Bệnh tai biến mạch máu não thường gây ra những di chứng nguy hiểm để lại hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Rất nhiều người sau tai biến sẽ bị liệt nửa người. Vì vậy việc phục hồi chức năng sau tai biến là việc làm rất quan trọng và cần sự nỗ lực, kiên trì của người bệnh và những người thân trong gia đình. Việc điều trị bệnh bằng thuốc đông y kết hợp với tập luyện phục hồi chức năng sau tai biến là phương pháp giúp bệnh nhân phục hồi tốt nhất, hạn chế tối đa di chứng và biến chứng.

Bệnh tai biến mạch máu não có thể gặp ở nhiều độ tuổi,tuy nhiên những người từ 50 tuổi trở lên và là nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Những tổn thương khi xảy ra tai biến làm giảm đột ngột hoặc ngưng hoàn toàn việc cung cấp máu lên não. Chính vì vậy các tế bào thần kinh bị tổn thương và chức năng hoạt động của cơ quan này có thể sẽ bị ngưng trệ trong một thời gian dài dẫn đến các di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng, hay co rút các cơ, thần kinh…

Người bệnh nên tập phục hồi chức năng càng nhanh càng tốt sau khi xảy ra tai biến, việc tập luyện phục hồi chức năng sẽ được tiến hành theo từng giai đoạn. Quá trình này sẽ giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động có thể di chuyển được, phục hồi chức năng ngôn ngữ như nghe, nói, hiểu được, sớm hòa nhập với cuộc sống.

Các bài tập giai đoạn đầu:

Các kỹ thuật phục hồi chức năng trong giai đoạn này chủ yếu là giữ cho quần áo, ga trải giường luôn sạch sẽ và khô ráo. Người nhà nên lăn trở bệnh nhân từ 2 đến 3 giờ một lần, không để bệnh nhân nằm lâu ở một tư thế.

– Bệnh nhân hôn mê: Tập thụ động tất cả các chi phòng ngừa teo cơ cứng khớp.

– Bệnh nhân tỉnh:

+ Tập lăn nghiêng phải trái tại giường. (Hình 4)

+ Tập vận động khớp vai: với sự trợ giúp của tay lành (Hình 5)

 

–  Tập vận động khớp khuỷu: gấp duỗi khuỷu với sự trợ giúp của tay lành.

–  Bài tập vận động với khớp cổ- bàn- ngón tay: vận động các khớp cổ, bàn, ngón tay với sự trợ giúp của tay lành.

–  Tập dồn trọng lượng lên chân liệt. (Hình 6)

–  Tập kỹ thuật bắt cầu: bệnh nhân nằm ngữa, hai gối gập, sau đó nâng mình lên khỏi mặt giường. (Hình 7)

–  Tập vận động khớp gối và khớp háng: Tập gấp, duỗi gối và khớp háng ở chân liệt.(Hình 8, 9)

–  Tập vận động khớp cổ chân: Gấp khớp cổ chân bênh liệt về phía mu.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm về thuốc điều trị tai biến mạch máu não bằng đông y để có thể hỗ trợ điều trị bệnh nhân một cách tốt nhất

Giai đoạn khi bệnh nhân có thể tự tập chủ động

Bệnh nhân được hướng dẫn tập đi bộ mỗi ngày khoảng 5 phút.Việc tập luyện này có thể cho bệnh nhân tập đi từng đoạn ngắn dưới sự hỗ trợ của nạng hoặc có người trợ giúp. Có thể tập các động tác như cầm cốc, gấp quần áo, cầm các đồ vật có kích thước và trọng lượng khác nhau….

Nếu bệnh nhân mất tiếng nói nên cho bệnh nhân nghe hoặc đọc một câu chuyện nào đó sau đó yêu cầu bệnh nhân thuật lại. Cách tập này nên tăng dần mức độ khó và khoảng 20 giờ mỗi tuần.

Thông thường bệnh phục hồi khá tốt trong ba tháng đầu, phục hồi chậm hơn ba tháng tiếp theo, ngoài sáu tháng ra thì phục hồi rất chậm. Người nhà nên động viên tư tưởng và chăm sóc kỹ cho bệnh nhân trong quá trình hỗ trợ điều trị.

>> Đọc thêm: Những món ăn tốt cho người bị tai biến mạch máu não