Tuổi thọ của con người phụ thuộc vào tuổi thọ mạch máu, khi mạch máu thông suốt, cơ thể khỏe mạnh, mạch máu tắc, các bệnh nguy hiểm sẽ đe dọa tính mạng của bạn.
Theo đánh giá của chuyên gia sức khỏe, tuổi thọ của mạch máu dài bao nhiêu thì tuổi thọ con người có thể kéo dài bấy nhiêu. Điều này có nghĩa rằng, khi sức khỏe mạch máu có vấn đề, sức khỏe của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng ở mức độ tương ứng.
Theo Giáo sư Hàn Hồng Nhan, Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Thiên Hựu, Đại học Khoa học Kỹ thuật Vũ Hán, Trung Quốc, là một trong những bác sĩ giỏi hàng đầu tỉnh Hồ Bắc (TQ), những thói quen sau đây có thể gây tổn hại rất lớn đến mạch máu, nếu chúng ta không biết mà vẫn thực hiện hàng ngày thì hậu quả để lại sẽ vô cùng lớn.
1. Hút thuốc
Mục Lục
Đây là thói quen khá phổ biến ở nam giới và gần đây có xu hưởng mở rộng hơn ở các phụ nữ trẻ. Thói quen hút thuốc lá là một trong những nguy cơ cao làm tổn thương mạch máu, bệnh sẽ trở nên khó hồi phục sau mười năm hút thuốc.
Ngay cả khi hút thuốc không nhiều, sẽ có nguy cơ gây ra chứng xơ vữa động mạch rõ ràng hơn sau 10 năm. Ngay cả khi bạn bỏ thuốc lá, bạn sẽ phải mất 10 năm để cơ thể có cơ hội hoàn toàn sửa chữa những thiệt hại của nội mô mạch máu do chất độc trong thuốc lá gây ra.
2. Ăn quá nhiều thịt, dầu mỡ
Đây là thói quen ăn uống rất nguy hiểm, “sướng mồm nhưng hại thân” là khái niệm mà các bác sĩ hay phải nhắc nhở bệnh nhân của họ. Do thực phẩm từ thịt và dầu mỡ có thể dễ dàng gây ra hiện tượng tắc mạch máu, huyết quản bị ách lại không thể lưu thông.
Khi ăn quá nhiều thực phẩm với hàm lượng dinh dưỡng quá cao, dư thừa dầu mỡ và những thành phần không thể phân giải và bài tiết, chúng sẽ tập trung lại tại các ống tĩnh mạch.
Một mặt, nó dễ dàng lắng đọng trên thành mạch máu để ngăn chặn sự vận hành trơn tru của các mạch máu, mặt khác, nó sẽ làm tăng độ nhớt máu và gây ra triệu chứng xuất hiện các cục máu đông.
>> Xem thêm: Tai biến mạch máu não ở người già
3. Ăn quá mặn và quá nhiều đường
Cách ăn uống này có thể gây ra các triệu chứng huyết quản bị lão hóa, thành mạch máu trở nên nhàu nát sau một thời gian dài nếu bạn không thay đổi thói quen ham mặn ngọt của mình.
Thành mạch máu sạch sẽ giống như một chiếc cốc thủy tinh trong suốt chứa nước lọc tinh khiết. Nếu nếu như bạn ăn thức ăn quá ngọt và quá mặn, các tế bào thành mạch máu trở nên nhăn nheo và mờ đục. Các bức tường thành mạch máu không vững chắc sẽ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh cao huyết áp, tim mạch và mạch máu não.
4. Lười tập thể dục, ít vận động
Khi bạn không chịu khó vận động và tập thể dục hàng ngày, “rác” sẽ tích tụ lại trong thành mạch máu.
Mỗi ngày chúng sẽ tích tụ nhiều thêm, nếu bạn không ưu tiên vận động, những thành phần rác thải hoặc chất cặn bã sẽ tích tụ trong thành mạch máu, không thể đào thải ra ngoài, dư thừa lượng chất béo, cholesterol, đường… sẽ tích tụ trong máu, máu trở nên đặc và bẩn, từ đó có sự hình thành nên sự xơ vữa động mạch trong thành mạch máu.
Đây cũng được xem là những “quả bom nổ chậm” trong mạch máu, gây ra các bệnh nguy hiểm khác cho huyết quản.
5. Thức đêm quá khuya, kéo dài nhiều ngày
Đây là một trong những thói quen phổ biến ở người trẻ tuổi. Việc thức khuya và kéo dài nhiều đêm có thể làm kích thích và tổn thương mạch máu.
Khi thức quá khuya hoặc tâm trạng quá căng thẳng, lo lắng, áp lực, các hormone trong mạch máu có thể khiến cảm xúc bùng phát, chúng sẽ tiếp tục tiết ra các chất adrenaline và kích thích tố khác, có thể gây ra bất thường trong mạch máu làm cho máu chảy chậm, mạch máu sẽ làm cho bạn cảm thấy được rằng “áp lực” sẽ có những hậu quả liên quan mà bạn không thể thờ ơ.
6. Có các vi khuẩn xấu trong miệng
Vi khuẩn xấu trong miệng sẽ sản xuất ra các chất độc hại sau đó thâm nhập vào cơ thể và hệ thống tuần hoàn và cuối cùng sẽ tấn công và làm tổn thương các mạch máu.
Độc tố do vi khuẩn đường miệng sản xuất ra càng nhiều thì càng gây nguy hiểm cho huyết quản, vì vậy, bạn không nên nghĩ rằng việc đánh răng đúng cách thường xuyên hàng ngày của bạn là việc nhỏ. Hãy đánh răng vào buổi sáng và buổi tối, rửa miệng sau bữa ăn, và vệ sinh kiểm tra răng miệng của bạn mỗi năm.
>> Đọc thêm: 3 dấu hiệu của mỡ máu – Sát thủ giết người thầm lặng