1. Đột quỵ não là gì?
Mục Lục
- 1 1. Đột quỵ não là gì?
- 2 2. Các triệu chứng của bệnh đột quỵ là gì?
- 3 3. Thử nghiệm nào để kiểm tra các đối tượng có nguy cơ đột quỵ?
- 4 4. Trong đột quỵ: tại sao thời gian bằng tổn thương não?
- 5 5. Chuẩn đoán đột quỵ não như thế nào?
- 6 6. Đột quỵ xuất huyết não là gì?
- 7 7. Thiếu máu cục bộ là gì?
- 8 8. Đột quỵ não thoáng qua là gì?
- 9 9. Nguyên nhân nào gây ra đột quỵ?
- 10 10. Yếu tố gây nguy cơ do các bệnh mạn tính nào gây ra?
- 11 11. Các yếu tố nguy cơ do hành vi gây ra?
- 12 12. Các yếu tố nguy cơ do chế độ ăn uống gây ra?
- 13 13. Các yếu tố nguy cơ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn là gì?
- 14 14. Điều trị khẩn cấp trong đột quỵ như thế nào?
- 15 15. Tổn thương lâu dài do đột quỵ gây ra?
- 16 16. Phục hồi sau đột quỵ bằng vật lý trị liệu
- 17 17. Phục hồi sau đột quỵ bằng trị liệu ngôn ngữ
- 18 18. Phục hồi chức năng sau đột quỵ bằng liệu pháp trò chuyện.
- 19 19. Phòng ngừa đột quỵ não bằng thay đổi lối sống như thế nào?
- 20 20. Cuộc sống sau đột quỵ như thế nào?
Đột quỵ não (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) xảy ra khi một mạch máu bị vỡ hoặc thông thường nhất vẫn là hình thành sự tắc nghẽn trong mạch máu. Nếu không được điều trị sớm, các tế bào não sẽ bắt đầu nhanh chóng chết đi. Kết quả là bệnh nhân có thể tàn tật hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong. Nếu bạn phát hiện người nhà bị đột quỵ, hãy nhanh chóng tìm kiếm sự hỗ trợ y tế, đừng bao giờ trì hoãn.
2. Các triệu chứng của bệnh đột quỵ là gì?
– Đột ngột tê liệt hoặc yếu đi 1 bên cơ thể (trái hoặc phải)
– Đột ngột mất thị lực ở một hoặc cả 2 mắt và khó nuốt.
– Đột ngột nhức đầu dữ dội với nguyên nhân không rõ.
– Chóng mặt và mất thăng bằng đột ngột.
– Nhà lẫn một cách đột ngột, khó khăn trong việc nói và hiểu. (hay còn gọi là rối loạn ngôn ngữ)
Lập tức gọi 115 hoặc người nhà đưa người thân đến cơ sở y tế nếu nhận thấy họ có các triệu chứng nêu trên.
3. Thử nghiệm nào để kiểm tra các đối tượng có nguy cơ đột quỵ?
Thử nghiệm FAST (nhanh chóng) sẽ là một bài kiểm tra giúp phát hiện các triệu chứng đột quỵ ở người thân của bạn:
– Khuôn mặt (Face): yêu cầu 1 nụ cười. Để kiểm tra xem có xệ 1 bên mặt khi cố gắng mỉm cười không?
– Cánh tay (Arms): Yêu cầu giơ cả 2 tay lên, kiểm tra xem có hiện tượng 1 tay thấp, 1 tay cao không?
– Lời nói (Speech): yêu cầu nói và lặp lại 1 vài câu đơn giản xem có được không? Quan sát xem có hiện tượng nói lắp hoặc nói khó hiểu không?
– Thời gian (Time): Thời gian rất quan trọng. Đối với bệnh nhân đột quỵ, thời gian của họ được tính bằng giây. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào nêu trên hãy liên hệ 115 hoặc người nhà đưa họ đến cơ sở y tế ngay lập tức.
4. Trong đột quỵ: tại sao thời gian bằng tổn thương não?
Đối với đột quỵ, thời gian của họ rất quý giá – tính bằng giây. Khi mạch máu bị tắc nghẽn, máu sẽ không tới được nơi bị tắc nghẽn (máu vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng), các tế bào sẽ bị ngưng cấp dưỡng và chết dẫn sau vài phút. Có một số loại thuốc tieu huyết khối được dùng với vai trò hạn chế tổn thương não, nhưng chúng cần được dùng trong vòng 3 – 4,5h ở một số người – sau khi họ có biểu hiện các triệu chứng ban đầu và nguyên nhân là do máu đông gây tắc mạch máu não. Một khi các mô ở não bắt đầu hoại tử, các bộ phận cơ thể do các mô này quản lý sẽ hoạt động không tốt. Đây là lý do tại sao nói đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật lâu dài.
5. Chuẩn đoán đột quỵ não như thế nào?
Khi một người có triệu chứng đột quỵ được đưa đến phòng cấp cứu, bước đầu tiên là xác định xem người đó đang xảy ra loại đột quỵ nào. Có 2 loại đột quỵ chính và việc điều trị là hoàn toàn khác nhau ở 2 loại này. Chụp CT sẽ giúp bác sĩ xác định xem nguyen nhân đột quỵ là do tắc mạch máu não hay là do xuất huyết não. Các xét nghiệm bổ sung cũng có thể cần thiết để xác định vị trí cục máu đông gây tắc nghẽn hoặc xác định vị trí xuất huyết não ở bệnh nhân.
6. Đột quỵ xuất huyết não là gì?
Đột quỵ xuất huyết não thường ít gặp hơn thường ít gặp hơn nhưng khả năng gây tử vong cao hơn. Đột quỵ xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu trong não suy yếu đi và vỡ ra. Hậu quả là bệnh nhân sẽ xuất huyết bên trong não và rất khó để ngăn chặn.
7. Thiếu máu cục bộ là gì?
Đột quỵ thiếu máu cục bộ là loại phổ biến nhất. 10 trường hợp đột quỵ thì có 9 trường hợp là thiếu máu cục bộ. Thủ phạm là một cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu bên trong não. Cục máu đông này có thể hình thành ngay ở não hoặc di chuyển trong mạch máu từ nơi khác đến não.
8. Đột quỵ não thoáng qua là gì?
Thiếu máu cục bộ tạm thời hay còn gọi là “đột quỵ nhẹ – đột quỵ thoáng qua”, có thể xem đây là thoát chết trong gang tấc.
Lưu lượng máu chảy đến một bộ phận não bị giảm đi tạm thời, gây ra các triệu chứng như một cơn đột quỵ thật sự. Khi lưu lượng máu được cung cấp đầy đủ lại bình thường, các triệu chứng mất đi. TIA là dấu hiệu cảnh báo rằng đột quỵ thật sự sẽ đến rất sớm trong tương lai. Điều quan trọng là bạn cần đến bác sĩ và bệnh viện khi phát hiện mình có đột quỵ thoáng qua, để có các phương pháp điều trị nhằm làm giảm nguy cơ đột quỵ.
9. Nguyên nhân nào gây ra đột quỵ?
Xơ vữa động mạch – xơ cứng động mạch là nguyên nhân phổ biến gây ra đột quỵ. Chất béo, cholesterol, canxi va các chất khác tích tụ thành các mảng và bám vào thành động mạch, từ đố làm cản trở sự lưu thông của máu. Cục máu đông nằm trong khoảng không gian hẹp của mạch máu và gây ra sự tắc nghẽn khi cản trở máu lưu thông, kết quả là dẫn đến đột quỵ thiếu máu cục bộ. Xơ vữa động mạch tạo điều kiện thuận lợi cho việc dễ dàng hình thành cục máu đông. Đột quỵ xuất huyết não thường lầ do huyết áp cao không kiểm soát khiến động mạch bị suy yếu và vỡ ra
10. Yếu tố gây nguy cơ do các bệnh mạn tính nào gây ra?
– Huyết áp cao
– Cholesterol cao
– Bệnh tiểu đường
– Béo phì
Nguy cơ đột quỵ sẽ giảm đi nếu bạn kiểm soát tốt các bệnh này.
11. Các yếu tố nguy cơ do hành vi gây ra?
Một số hành vi làm tăng nguy cơ đột quỵ:
– Hút thuốc lá
– Tập thể dục quá ít
– Sử dụng nhiều rượu, bia
12. Các yếu tố nguy cơ do chế độ ăn uống gây ra?
Chế độ ăn uống không phù hợp cũng làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ. Chế độ ăn nhiều trái cây, rau củ quả, hạt ngũ cốc và cá giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ.
13. Các yếu tố nguy cơ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn là gì?
Một số yếu tố nguy cơ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn như sự lão hóa hoặc tiefn sử gia đình có người bị đột quỵ. Giới tính cũng đóng 1 vai trò quan trọng, nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn so vớ nữ giới. Tuy nhiên, ở phụ nữ xảy ra các ca đột quỵ gây tử vong cao hơn. Cuối cùng là yếu tố quan trọng nhất là chủng tộc. Các chủng tộc người Mỹ ở Bắc Phi, người Mỹ bản xứ và người bản địa Alaska có nguy cơ cao hơn với các chủng tộc khác.
14. Điều trị khẩn cấp trong đột quỵ như thế nào?
Đối với tình trạng đột quỵ do thiếu máu cục bộ, điều trị khẩn cấp tập trung vào dùng thuốc để phục hồi lưu lượng máu. Một loại thuốc tiêu huyết khối mang lại hiệu quả cao trong công việc làm tan cục máu đông và làm giảm tổn thương lâu dài cho bệnh nhân, việc dùng các thuốc tiêu huyết khối phải càng nhanh càng tốt. Thuốc phải dùng trong vòng 3h sau khi bắt đầu có các triệu chứng và chậm nhất là 4,5h. Đột quỵ xuất huyết não khó điều trị hơn, bác sĩ cần phải cố gắng kiểm soát huyết áp bệnh nhân, làm ngưng xuất huyết và phù não.
15. Tổn thương lâu dài do đột quỵ gây ra?
Tuy đột quỵ gây ra các tổn thương lâu dài hay không thì phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và phương pháp điều trị như thế nào để làm ổn định não nhanh chóng. Loại tổn thương do đột quỵ gây ra phụ thuộc vào vùng não nơi đột quỵ xảy ra. Các tổn thương do đột quỵ thường gặp là tê hoặc yếu ở cánh tay, chân, khó đi lại, các vấn đề liên quan đến thị lực, khó nuốt, các vấn đề liên quan đến rối loạn ngôn ngữ như lời nói hoặc khó hiểu được lời nói người khác. Các tổn thương này có thể là vĩnh viễn nhưng cũng đã có nhiều người phục hồi lại những khả năng của mình.
16. Phục hồi sau đột quỵ bằng vật lý trị liệu
Các vấn đề liên quan đến thăng bằng và yếu cơ rất phổ biến sau đột quỵ. Mất thăng bằng và yếu cơ gây cản trở trong việc đi đứng và sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Vật lý trị liệu là một cách hiệu quả để lấy lại sức mạnh, cân bằng và sự phối hợp. Đối với các hoạt động yêu cầu kỹ năng chính xác, như sử dụng dao và nĩa, viết và cài khuy (cài nút) áo thì liệu pháp lao động có thể giúp ích.
17. Phục hồi sau đột quỵ bằng trị liệu ngôn ngữ
Phục hồi chức năng là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình hồi phục sau đột quỵ. Nó giúp bệnh nhân phục hồi lại những kỹ năng đã mất và học cách bù đắp lại những thương tổn không thể hồi phục ở bản thân. Mục đích chính là giúp khôi phục tính độc lập ở người bệnh càng nhiều càng tốt. Đối với những người gặp khó khăn do rối loạn ngôn ngữ thì việc trị liệu ngôn ngữ là cần thiết và quan trọng. Đối với những bệnh nhân khó nuốt, liệu pháp này là sự lựa chọn hợp lý.
18. Phục hồi chức năng sau đột quỵ bằng liệu pháp trò chuyện.
Người sống sót sau đột quỵ và những người thân bên cạnh họ thường trải qua rất nhiều cảm xúc mãnh liệt khác nhau như sợ hãi, tức giận, lo lắng và đau buồn. Một nhà tâm lý học hoặc cố vấn sức khỏe có tâm thần có thể hướng dẫn cho bạn các biện pháp đối phó với những cảm xúc này. Một bác sĩ chuyên khoa tâm lý có thể quan sát các triệu chứng của bệnh trầm cảm, căn bệnh thường xảy ra ở những người phục hồi sau đột quỵ
19. Phòng ngừa đột quỵ não bằng thay đổi lối sống như thế nào?
Những người bị đột quỵ hoặc đột quỵ thoáng qua (TIA – Transient Ischemic Attack) có thể thực hiện các biện pháp này để ngăn ngừa tái phát:
– Bỏ hút thuốc lá
– Tập thể dục đều đặn và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
– Hạn chế uống rượu, bia và lượng muối hấp thu vào cơ thể.
– Có một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau, cá và các loại ngũ cốc nguyên hạt.
20. Cuộc sống sau đột quỵ như thế nào?
Nhiều bệnh nhân đột quỵ có thể phục hồi lại khả năng tự chăm sóc bản thân. Những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc tiêu huyết khối sớm và kịp thời, họ còn có thể khôi phục hoàn toàn. Những bệnh nhân có các thương tổn dẫn tới tình trạng khuyết tật có thể học cách hoạt động độc lập thông qua các liệu pháp. Tất cả các bệnh nhân đột quỵ lần thứ nhất sẽ trải qua một cơn đột quỵ lần thứ hai, tỷ lệ này chiếm khoảng từ 3% – 4%
Mọi thông tin cần tư vấn về bệnh đột quỵ vui lòng liên hệ theo địa chỉ sau: Công ty cổ phần dược thảo Fansipan
Địa chỉ: 54F Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại tư vấn: 0988.29.25.25 – 0963.015.446