Bệnh tắc nghẽn mạch máu não có nguy hiểm không?

Bệnh tắc nghẽn mạch máu não là gì? Tắc nghẽn mạch máu não có nguy hiểm không? Có chữa được không? Cách phòng ngừa tắc nghẽn mạch máu não? Tất cả những băn khoăn trên sẽ được chúng tôi giải đáp cho bạn qua bài viết ở bên dưới đây. 

Bệnh tắc nghẽn mạch máu não có nguy hiểm không?

1. Tắc nghẽn mạch máu là gì?

Hệ thống các mạch máu là một hệ thống tuần hoàn ở trong cơ thể, hệ thống này giúp điều tiết cũng như là bơm máu và các chất dinh dưỡng để đi nuôi khắp cơ thể. Bệnh tắc nghẽn mạch máu là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay, đa số thì những người bị mắc phải căn bệnh này ít biết đến do tư tưởng chủ quan về sức khỏe.

Tắc nghẽn mạch máu là căn bệnh mà những mạch máu vận chuyển các chất dinh dưỡng thường ở tay và chân bị gặp phải các vấn đề như viêm nhiễm, xơ vữa…

benh-tac-nghen-mach-mau-nao-co-nguy-hiem-khong

Bệnh tắc nghẽn mạch máu não

Bệnh tắc nghẽn mạch máu não là một dạng của tai biến mạch máu não và thường được xảy ra bởi những người lớn tuổi mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường, béo phì, mỡ máu cao, nghiện thuốc lá… Bệnh nhân mắc phải bệnh tắc nghẽn mạch máu não sẽ dễ bị đột tử, liệt, rối loạn tâm thần, giảm trí nhớ…

2. Dấu hiệu bệnh tắc nghẽn mạch máu não

  • Đau đầu và chóng mặt: Nếu như bạn hay rơi vào trạng thái mà bị đau đầu, chóng mặt, cảm thấy khó chịu, dễ bị nhầm lẫn, đầu óc không được tập trung và bị hỗn loạn thì hãy đi kiểm tra ngay có phải là bị bệnh tắc nghẽn mạch máu não hay không nhé!
  • Đau tức vùng ngực: Triệu chứng này có thể bắt đầu từ việc bạn bị lao động quá sức hoặc là trạng thái tâm lý của bạn bị kích động dẫn đến cái cảm giác bị chèn tức ở ngực. Dấu hiệu của căn bệnh tức ngực này sẽ được bắt đầu từ việc đau ở vùng dưới xương ức sau đó sẽ lan ra các vùng như cánh tay, vai, cổ, hàm, cổ họng hoặc là lưng. Và đôi khi cũng gây ra cảm giác khó tiêu.
  • Mắt đột nhiên không nhìn thấy: Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, đôi lúc thì chúng ta cũng sẽ gặp phải trường hợp, trong một khoảng thời gian khá ngắn, mắt bỗng nhiên không thể nhìn thấy và một lát sau thì nó được phục hồi lại như cũ. Nhưng nếu như hiện tượng này vẫn tiếp diễn và không thể hồi phục như bình thường thì bạn hãy cảnh giác và tốt nhất là nên đến bệnh viện đa khoa uy tín để tìm hiểu nguyên nhân và chữa trị kịp thời nhất nhé!

3. Nguyên nhân tắc nghẽn mạch máu não

 

  • Lười vận động: Việc vận động thể thao sẽ giúp cho bạn điều tiết máu lưu thông tốt hơn, hạn chế việc béo phì cũng như giảm bệnh tật về xương khớp. Các chuyên gia y tế khuyên rằng mỗi người cần bỏ tối thiểu 30 phút để đi bộ, leo thang hay tập thể dục.
  • Béo phì: Căn bệnh này sẽ làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông ở trong cơ thể. Những người béo phì thường có hàm lượng cholesterol ở trong cơ thể rất cao, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, hẹp thành động mạch…
  • Nhịp tim bất thường: Việc rối loạn nhịp tim sẽ làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông trong mạch máu. Máu lưu thông không ổn định khiến cho các huyết khối dần hình thành, di chuyển lên não gây nên bệnh tắc nghẽn mạch máu não.
  • Phẫu thuật: Các phẫu thuật lớn ở vùng háng, đùi, bụng dưới sẽ khiến bệnh nhân phải bất động trong thời gian dài để phục hồi. Bất kỳ chấn thương lớn nào ở vùng chân cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới động mạch chủ, tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông, dẫn tới tắc nghẽn mạch máu hay đột quỵ.
  • Tiền sử gia đình: Trong gia đình có người thân mắc các chứng về rối loạn di truyền, thận, hội chứng kháng Phospholipid và một vài rối loạn khác liên quan đến tĩnh mạch chủ ở dưới.

4. Cách phòng ngừa bệnh tắc nghẽn mạch máu não

benh-tac-nghen-mach-mau-nao-co-nguy-hiem-khong
  • Không được chủ quan với những biểu hiện: Khi có cảm giác nặng hoặc yếu tay chân, làm rớt đồ vật khi đang cầm, bị mất thăng bằng, chóng mặt… thì cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
  • Ăn uống khoa học, vận động hợp lý: Việc thực hiện một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống, vận động thể thao hợp lý là một nền tảng tốt cho một sức khỏe tốt. Không hút thuốc lá, hạn chế muối, chất béo động vật trong thức ăn, tránh dùng các thức ăn lên men hoặc các gia vị gây kích thích, không sử dụng rượu mạnh. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, đạm thực vật. Nên ăn kiêng và vận động để giảm cân, kiểm soát tốt các nguy cơ, yếu tố gây bệnh huyết áp, tiểu đường và cholesterol trong máu.
  • Chủ động ngăn ngừa và làm tan cục máu đông: Nguyên nhân của tai biến mạch máu não lúc này là do xơ vữa ở động mạch, khiến lòng mạch bị hẹp, dễ tạo cục máu đông gây tắc nghẽn, dòng máu, làm cho việc cung cấp lưu thông máu bị gián đoạn, gây ra thiếu máu cục bộ tại não (nhồi máu não). Khi thiếu máu nuôi, não sẽ ngưng hoạt động rồi chết đi trong vòng vài giây đến vài phút. Nếu không được đưa đi cấp cứu và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ nhanh chóng bị tử vong. Do vậy việc làm tan cục máu đông góp phần rất quan trọng trong việc phòng ngừa tắc nghẽn, tai biến mạch máu não.

>> Tìm hiểu về cách phòng ngừa và điều trị bệnh tắc mạch máu não bằng đông y:  TẠI ĐÂY

5. Tắc nghẽn mạch máu não có nguy hiểm không?

Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. 

Đột quỵ là một trong những hậu quả rõ rệt nhất của căn bệnh tắc nghẽn mạch máu não. Đột quỵ có thể sẽ dẫn đến các triệu chứng như liệt nửa người, nói không được rõ ràng và các từ ngữ phát ra bị nặng hơn và có thể bị mất đi khả năng sống vật lý bình thường thậm chí nằm liệt giường.

Cục máu đông hoặc một mảnh xơ vữa từ một nơi nào đó trong hệ thống tuần hoàn trôi dạt đến làm tắc mạch máu não khiến một vùng não không được máu nuôi dưỡng và bị hủy hoại. Tùy theo vùng não bị tổn thương rộng hay hẹp, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng nặng hay nhẹ, từ liệt chi, ngọng lưỡi, liệt nửa người đến mất ý thức, hôn mê và tử vong.

6. Tắc mạch máu não có chữa được không? 

Đối với căn bệnh này, gia đình, người thân và bác sĩ cần có sự kiên trì theo dõi, tìm cách phòng tránh và điều trị bệnh phù hợp. Nếu biết cách phòng ngừa thì bệnh có thể chữa khỏi, giúp người bệnh hòa nhập được với cuộc sống. 

Dưới đây sẽ là một số các căn bệnh tắc nghẽn mạch máu  khác mà bạn nên biết để bảo vệ sức khỏe cho người thân và gia đình:

Tắc nghẽn mạch máu tim

Dấu hiệu

  • Run tay là hiện tượng về dấu hiệu của bệnh tắc nghẽn mạch máu tim. Bạn không có tiền sử bị run tay và bỗng dưng bị run lên một cách bất thường, không thể khống chế cho bàn tay trở lại bình thường và ngừng run. Đây có thể là một dấu hiệu của hiện tượng bị tắc mạnh máu ở vùng tim huyết quản khiến cho mạch vùng này bị thu nhỏ lại.
  • Sự tắc nghẽn mạch ở vùng tim sẽ dẫn đến hạn chế khả năng bơm máu của tim, nhồi máu cơ tim nghiêm trọng sẽ dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào.

Cách phòng ngừa

  • Theo dõi và kiểm soát tốt hàm lượng cholesterol có trong máu. Việc cholesterol có trong máu bị tăng lên quá cao, lâu ngày sẽ làm cho lòng động mạch bị thu hẹp lại, gây tắc nghẽn động mạch, ngăn chặn việc dòng máu đi để nuôi tim. Vì vậy, cần theo dõi thường xuyên cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn ít chất béo, mỡ, đồ ngọt, ăn nhiều thực phẩm có chất xơ.
  • Theo dõi và kiểm soát tốt huyết áp: Cần theo dõi và kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, không để huyết áp tăng cao. Vì khi huyết áp tăng cao, dễ khiến cho các chất mỡ đọng lại trên lớp vách mỏng của các động mạch, đòi hỏi tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu, điều này làm tim mau mệt, có thể gây ra những cơn đau tim và bị ngất xỉu.
  • Không hút thuốc lá: Những chất độc hại trong thuốc lá dễ làm tổn thương các mạch máu và tim, gây xơ vữa động mạch. Chất nicotin trong thuốc lá làm cho tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, làm cho các chất mỡ tích tụ lại và đóng thành cục, gây tắc nghẽn mạch. Vì vậy chúng ta không nên hút thuốc là để tim mạch luôn khỏe mạnh.
  • Ngủ đủ giấc, luôn giữ cho tinh thần thoải mái.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Tắc nghẽn mạch máu ở tay, chân

Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân mắc phải căn bệnh tắc nghẽn mạch máu ở tay, chân và phải cắt cụt đi đã lên đến 30%. Bởi vì do tính chủ quan về sức khỏe cũng như chưa có sự hiểu biết rõ về bệnh tắc động mạch ngoại vi mà gây nên những hậu quả đáng tiếc. Mời bạn cùng tìm hiểu những dấu hiệu của căn bệnh này ở dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình nhé!

Tắc nghẽn mạch máu tay, chân là gì?

Căn bệnh này được phát sinh do tình trạng viêm nhiễm của 3 lớp thành động mạch và các tĩnh mạch đi kèm, gây nên di chứng nặng nề là hoại tử.

Nguyên nhân

  • Xơ vữa động mạch: Tạo ra mảng xơ gây ứ đọng cholesterol trong lòng mạch máu lâu ngày và gây tắc hoàn toàn động mạch ngoại vi.
  • Tiểu đường lâu năm kết hợp chuyển hóa lipid tạo mảng xơ vữa gây trên thành động mạch.
  • Thuốc lá, thuốc lào: Chất nicotin gây co thắt mạch máu, xơ cứng mạch máu, tắc mạch máu.
  • Thời tiết lạnh: Làm co mạch máu, ảnh hưởng sự lưu thông máu trong lòng mạch.

Dấu hiệu 

Bệnh mãn tính lúc đầu tuy không có biểu hiện rõ rệt nhưng vẫn âm thầm xuất hiện mảng xơ vữa làm lòng mạch hẹp và gây đau nhức ở đầu ngón tay, ngón chân, xuất hiện các tím đen, sau đó, thành các vết loét gây ra hoại tử.

Cách phòng ngừa

Vận động thường xuyên, ăn uống dinh dưỡng hợp lý, không chủ quan với những biểu hiện nhất là đối với những người lớn tuổi. Khám sức khỏe định kỳ để có thể tìm ra được bệnh sớm nhất và điều trị kịp thời.

Hi vọng bài viết “Bệnh tắc nghẽn mạch máu não” có thể cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích và có thể tự lập ra kế hoạch quy trình chăm sóc sức khỏe cho người thân hoặc chính bản thân mình.

>> Đọc thêm: Cựu binh suýt bị bác sĩ cưa chân vì tắc mạch, khỏi hẳn nhờ lọ thuốc trị tai biến