Bệnh trầm cảm là gì và có liên quan đến tai biến mạch máu não không?

Bệnh trầm cảm đã không còn quá xa lạ với chúng ta, ai cũng có nguy cơ mắc phải. Thực tế lên tới 80% số người trong chúng ta bị chứng trầm cảm ít nhất một lần trong đời, trầm cảm có thể là một trong những tác nhân dẫn đến tai biến mạch máu não hoặc đột quỵ về sau này. Vậy bệnh trầm cảm là gì? Nguyên nhân từ đâu?

1. Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm lý, làm người bị bệnh cảm giác buồn, thường xuyên lo lắng và mất hứng thú kéo dài. Chứng trầm cảm tác động trực tiếp đến cảm nhận, suy nghĩ, hành vi của bạn, có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về tinh thần và thể chất, thậm chí trầm cảm sẽ khiến bạn xuất hiện ý định tự tử.

Bệnh trầm cảm là gì và có liên quan đến tai biến mạch máu não không
Bệnh trầm cảm có thể dẫn đến ý định tự tử

Theo một nghiên cứu, người có tiền sử mắc trầm cảm khi về già nguy cơ bị tai biến và đột quỵ sẽ cao hơn người bình thường. Người thường xuyên stress, trầm cảm nhẹ cũng thường xuyên gặp các vấn đề về tim mạch, huyết áp không ổn định, rối loạn tiền đình,… đây đều là các tác nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, đột quỵ.

Bệnh trầm cảm có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới, vì phụ nữ thường có nhiều tâm sinh lý phức tạp.

2. Các dạng bệnh trầm cảm.

Trầm cảm được các chuyên gia tâm thần chia thành 2 dạng chính:

Trầm cảm do yếu tố sinh học bên trong cơ thể (trầm cảm nội sinh): trầm cảm nội sinh là các trường hợp bệnh không có nguyên nhân rõ ràng, do bệnh nhân trải qua một hoặc nhiều loại trầm cảm khác nhau mà yếu tố tác động xuất phát từ bên trong cơ thể.

Trầm cảm do yếu tố tâm lý bên ngoài (trầm cảm phản ứng): Trầm cảm phản ứng thường xuất hiện ở một số mặt cuộc sống, cụ thể là do chịu ảnh hưởng bởi nhiều áp lực từ xã hội.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có sự trùng lặp giữa hai dạng trầm cảm này vì thế độ chính xác của sự phân biệt này còn nằm trong nghi vấn.

3. Dấu hiệu bệnh trầm cảm.

Bạn vừa trải qua một chuyện không vui, tâm trạng bạn không tốt, cảm thấy cuộc sống hằng ngày có quá nhiều áp lực, thường xuyên lo lắng, tình trạng trên kéo dài trong một thời gian rất có thể bạn đang mắc bệnh trầm cảm.

Bệnh trầm cảm là gì và có liên quan đến tai biến mạch máu não không
Người trầm cảm thường cảm thấy mệt mỏi, mất phương hướng

Người bị bệnh trầm cảm hay bị mất ngủ, khó ngủ, khó tập trung, khó giải quyết 1 việc gì đó ngay cả việc đơn giản, thường trầm trọng hóa vấn đề. Dần dần người trầm cảm thấy vô cùng mệt mỏi và không tìm được niềm vui trong cuộc sống, không muốn chia sẻ cùng ai dẫn đến tình trạng tự kỉ, tự làm tổn thương chính bản thân mình.

Bệnh nhân mắc chứng trầm cảm sẽ có ý nghĩ “kết thúc tất cả” như một cách để giải thoát bản thân. Đây là trạng thái rất nguy hiểm của chứng trầm cảm.

4. Nguyên nhân mắc bệnh trầm cảm.

Bệnh trầm cảm do nhiều nguyên hình thành lên, một số nguyên nhân dựa trên cơ sở khoa học dẫn đến trầm cảm:

Sự thay đổi về sinh học: Những người bị trầm cảm dường như có những thay đổi khác biệt về thể chất trong não bộ của họ.

Thay đổi hóa chất trong não: Neurotransmitters là các hóa chất tự nhiên có trong não, đóng vai trò quan trọng trong hội chứng trầm cảm. Một nghiên cứu cho thấy, khi các chất dẫn truyền thần kinh này thay đổi (về chức năng và hiệu quả), giảm khả năng tương tác lẫn nhau sẽ làm ảnh hưởng đến sự bình ổn tâm thần của bạn.

Bệnh trầm cảm là gì và có liên quan đến tai biến mạch máu não không
Phụ nữ sau sinh có nguy cơ bị trầm cảm cao, trầm cảm sau sinh

Thay đổi hooc môn nội tiết tố: Những thay đổi trong cân bằng nội tiết tố của cơ thể ( trầm cảm sau sinh, trong thời kì kinh nguyệt, tiền mãn kinh,…) có thể gây ra hoặc kích thích gia tăng bệnh trầm cảm.

Yếu tố di truyền: Mặc dù các gen gây ra căn bệnh này vẫn chưa được phân tích rõ, nhưng những ai có người thân trong gia đình từng mắc bệnh trầm cảm thì nguy cơ bị trầm cảm cũng cao hơn người khác.

Hy vọng những kiến thức căn bản này sẽ giúp bạn có một cái nhìn rõ ràng hơn về căn bệnh trầm cảm, bạn nên xây dựng một lối sống lành mạnh hạn chế stress để bảo vệ bộ não của mình cũng như phòng chống nguy cơ tai biến, đột quỵ về sau này.