Cơn thiếu máu não thoáng qua có tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ?

Thiếu máu não thoáng qua có nghiêm trọng không? Nhiều người thường lơ là với triệu chứng này, nhưng trên thực tế nó lại là lời cảnh báo trước rằng bạn có nguy cơ cao xuất hiện đột quỵ. Hãy cùng tìm hiểu những triệu chứng và cách xử trí khi gặp thiếu máu não thoáng qua nhé!

Cơn thiếu máu não thoáng qua có tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ?

Cơn thiếu máu não thoáng qua là gì?

– Cơn thiếu máu não thoáng qua có triệu chứng giống đột quỵ và thường kéo dài một vài phút hoặc thường dưới 1 – 2 giờ. Cơn thiếu máu não thoáng qua gây ra bởi hiện tượng bít mạch do cục máu đông gây nghẽn mạch máu não. Đây được coi là bệnh đột quỵ nhẹ do một phần của não không được cung cấp đủ máu nuôi dưỡng.

con-thieu-mau-nao-thoang-qua

– Cơn thiếu máu não đột ngột xảy ra tương đối nhanh do tình trạng tắc nghẽn máu nuôi dưỡng não chỉ là tạm thời, tình trạng phục hồi cũng nhanh nên không gây tổn thương gì. Đây là dấu hiệu của đột  quỵ não. Nếu không có những biện pháp để cải thiện tình trạng hiện tại để phòng bệnh thì nguy hiểm có thể ập đến bất cứ lúc nào.

– Theo một số thống kê, có khoảng 15% người có cơn thiếu máu não sẽ bị đột quỵ trong vòng 3 tháng, trong số này có đến một nửa bệnh nhân bị đột quỵ trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện cơn thiếu máu não.

Các triệu chứng của thiếu máu não thoáng qua

– Triệu chứng điển hình của những người thiếu máu não thoáng qua là có thể cảm thấy yếu ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Các triệu chứng bao gồm: chóng mặt, hoa mắt, mất trí nhớ tạm thời, tê liệt, gặp vấn đề trong việc nói và nuốt, ngứa ran, thay đổi thị lực và khó khăn trong việc đi lại. Trong 70% các trường hợp, các triệu chứng biến mất trong vòng ít hơn 10 phút và 90% trường hợp các triệu chứng biến mất trong ít hơn 4 giờ.

– Nếu gặp các triệu chứng trên bạn cần nói cho người thân biết hoặc liên hệ ngay với các chuyên gia y tế để được trợ giúp tránh nguy cơ đột quỵ.

Xử trí khi thiếu máu não gây đột quỵ

– Mặc dù cơn thiếu máu não thoáng qua thường chỉ kéo dài vài phút, sau đó sẽ hết nhưng tình trạng này nên được đánh giá như một cấp cứu khẩn cấp về tai biến mạch máu não để cố gắng ngăn ngừa sự tái phát. Cơn thiếu máu não thoáng qua có thể xảy ra một hoặc nhiều lần, dẫn đến tai biến mạch máu não thực sự.

– Khi cơn tai biến mạch máu não mới xảy ra, người bệnh cần được ở trong tình trạng nghỉ ngơi (nằm trên mặt phẳng sao cho máu đến não dễ dàng nhất). Không nên hoạt động mạnh hay có cảm xúc mạnh để phòng ngừa tai biến mạch máu não thực sự. Sau đó, cần gọi cấp cứu hay chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để khám, làm các xét nghiệm để loại trừ tai biến mạch máu não và điều trị khẩn cấp.

– Việc xử lý, thăm khám và điều trị giải quyết cục máu đông chỉ mang lại hiệu quả tốt nhất trong 3 – 4 giờ đầu. Bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn trong vài phút hay trong khoảng một giờ. Nhưng cần lưu ý rằng bệnh nhân có thể bị tái phát nhiều lần và dẫn tới tai biến mạch máu não với các biểu hiện hôn mê và liệt nửa người vĩnh viễn, thậm chí có thể tử vong.

– Lưu ý, không được cho người bệnh tai biến mạch máu não dùng các loại thuốc như chống đông máu, hạ huyết áp nhanh chóng… Bệnh nhân cần được thăm khám cẩn thận và chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, vì nếu tự ý dùng thuốc rất có thể sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.

>> Tìm hiểu về cách điều trị tai biến tại: thuốc điều trị tai biến mạch máu não

Các biện pháp phòng bệnh

– Muốn giảm nguy cơ thiếu máu não cũng như các bệnh lý mạch máu não khác, mỗi người cần có chiến lược phòng bệnh cho mình ngay từ sớm. Nên bắt đầu bằng một chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, nhiều chất xơ, giảm mỡ, đường, muối…

– Nên ăn nhiều rau xanh, quả tươi, hạn chế uống các chất kích thích như rượu, bia, cà phê. Tuyệt đối không nên hút thuốc lá. Đây là căn nguyên của không chỉ tai biến mạch máu não mà còn dẫn đến các bệnh mạn tính nguy hiểm khác như ung thư, tim mạch… Bên cạnh đó, nên tăng cường các chất chống gốc tự do trong khẩu phần ăn hoặc sử dụng các dạng bổ sung khác để ngăn chặn quá trình tổn thương thành mạch máu.

– Cần duy trì chế độ ăn uống và vận động khoa học, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh căng thẳng. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ như: điều trị tốt tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, loạn nhịp tim… Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày cũng là một biện pháp quan trọng giảm rất nhiều nguy cơ gây bệnh.

Những thói quen để tránh đột quỵ

– Tập thể dục: Tập thể lực tối thiểu 150 phút (2,5 giờ) mỗi tuần với cường độ tập trung bình hoặc 75 phút (1 giờ 15 phút) mỗi tuần với cường độ cao

– Chế độ ăn: giảm muối và tăng kali giúp hạn chế tăng huyết áp. Nên ăn nhiều thức ăn rau, củ, quả. Hạn chế mỡ động vật. Hạn chế bia, rượu. Bỏ thuốc lá nếu đang hút thuốc lá.

– Với người có tiền sử rối loạn lipid máu: kết hợp chế độ ăn hợp lý với điều trị bằng statin, có thể phối hợp nhóm fibrat nếu cần để đưa lipid máu về mức bình thường. Ở người mắc đái tháo đường: cần kết hợp điều chỉnh chế độ ăn với dùng thuốc kiểm soát đường máu. Duy trì HbA1C ở mức dưới 6,5%.

>> Có thể bạn quan tâm: Người phụ nữ định tự sát vì bệnh tai biến bỗng phục hồi thần kỳ nhờ an cung trúc hoàn