Giải mã 4 quan niệm sai lầm về tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não ngày càng trở nên khó kiểm soát, hiện đang đứng thứ 3 trong các bệnh có nguy cơ tử vong cao. Tuy nhiên có những quan niệm sai lầm về tai biến mạch máu não làm chúng ta không phòng ngừa và điều trị kịp thời. Nhà thuốc xin giải mã 4 quan điểm sai lầm mà cộng đồng chúng ta hay gặp:

Nhồi máu và xuất huyết máu não là giống nhau

Theo thống kê trên 40% không hiểu đột quỵ là gì?, không hiểu tai biến như thế nào? Thì hay gặp ở những người có hiểu biết kém hay là có trình độ thấp, hay những người không chăm sóc y tế cho bản thân mình, không chú ý đến sức khỏe của bản thân. Quan niệm nhồi máu và xuất huyết não là giống nhau hay tai biến mạch máu não chỉ là 1 loại bệnh là hoàn toàn sai lầm. Tai biến mạch máu não được chia làm 2 loại: tai biến do nhồi máu và tai biến do xuất huyết

Giải mã 4 quan niệm sai lầm về tai biến mạch máu não - Ảnh 1

Nhồi máu não

Nhồi máu não là do thiếu máu cục bộ não gây ra, dẫn đến tình trạng tai biến. Khi mạch máu não bị tắc gây hoại tử mô não vùng tưới máu tương ứng. Trong máu có sợi huyết được gọi là fibrin (sọi huyết gây đông máu) sẽ tăng theo độ tuổi, do lão hóa cơ thể, các sợi huyết này bao bọc nhau hình thành những cục máu đông, vì vậy việc điều trị cần chú ý làm tiêu fibrin, sẽ làm tan các cục máu đông, ngăn chặn quá trình hình thành các cục máu đông tiếp theo. Xơ vữa động mạch khiến lòng động mạch hẹp, làm giảm lưu lượng máu đến não. Mảng xơ vữa cộng với huyết khối ( máu đông) gây tắc mạch tại chỗ là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ do nhồi máu.

Giải mã 4 quan niệm sai lầm về tai biến mạch máu não - Ảnh 2

Xuất huyết máu não (chảy máu não)

Bệnh xuất huyết não xảy ra khi có một mạch máu nằm trong não bị vỡ ra khiến máu chảy vào các nhu mô não. Khi bị tăng áp lực đột ngột ở trong não như thế có thể gây tổn thương các tế bào não xung quanh khối máu tụ. Nguyên nhân gây xuất huyết máu não thường là huyết áp tăng gây vỡ mạch trong não, vỡ phình mạch não do dị dạng ở mạch não (thường gặp ở trẻ em), bệnh về máu, vỡ dị dạng động tĩnh mạch não. Không phải cứ vỡ mạch máu não, đứt mạch máu là tử vong. Hệ thống thần kinh của cơ thể con người gồm rất nhiều mạch máu, có những mạch máu lớn nhỏ khác nhau. Nếu chảy máu ở những mạch máu nhỏ có thể kiểm soát được, lượng máu có thể tự đông. Những mạch máu lớn hơn, khó kiểm soát được, nếu vỡ thì không thể lường trước được hậu quả, di chứng để lại nặng nề và khả năng hồi phục cũng khó hơn rất nhiều.

Giải mã 4 quan niệm sai lầm về tai biến mạch máu não - Ảnh 3

Tai biến mạch máu não chỉ xảy ra ở người cao tuổi

Chúng ta thường cho rằng: tai biến mạch máu não chỉ xảy ra ở người lớn tuổi. Ngày nay, do quá trình chúng ta sống nhanh cho nên chế độ ăn uống sinh hoạt, bắt đầu xu hướng chúng ta thấy có nhiều trường hợp đột quỵ xảy ra ở những người tuổi nhỏ. Trước đây trường hợp đột quỵ này hiểm xảy ra thì nay tỉ lệ tử vong do đột quỵ chiếm thứ 3 trong số những bệnh mà bị tử vong. Mặc dù, những người có nguy cơ tai biến mạch máu não (đột quỵ) cao thường gặp ở những người cao tuổi, các bộ phận trên cơ thể đã lão hóa. Tuy nhiên hiện nay có đến 3 đối tượng thường mắc phải bệnh đột quỵ: từ 65 tuổi, dưới 65 tuổi, thậm chí vẫn còn có tại những đối tượng 35 tuổi. Tỷ lệ vẫn thường xuyên tăng lên nguyên nhân là do căn bệnh béo phì hay bệnh tim mạch bẩm sinh đang ngày càng tăng cao.

Giải mã 4 quan niệm sai lầm về tai biến mạch máu não - Ảnh 4

Tai biến mạch máu não( đột quỵ ) không phòng ngừa được

Có những trường hợp không phòng ngừa vì cho rằng đột quỵ không phòng ngừa được, như chúng tôi đã đề cập ở những bài viết trước đây, nguyên nhân dẫn đến đột quỵ cao nếu mắc các bệnh về cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, rối loạn chuyển hóa, tăng mỡ máu, béo phì…. Và những bệnh kể trên có thể phòng ngừa được khi dùng thuốc đầy đủ hoặc ăn uống kiêng khem, hợp lý.

Đứt mạch máu não không có khả năng phục hồi lại

Những trương hợp không phòng ngừa được dẫn đến đột quỵ, nhiều người vẫn nghĩ, người đã bị đột quỵ rồi sẽ dẫn đến tử vong. Tuy nhiên quan niệm này hoàn toàn sai lầm, đột quỵ sẽ có khoảng thời gian rất quan trọng để mà chúng ta cứu sống bệnh nhân hay còn gọi là thời gian vàng (khoảng 3 tiếng). Bệnh nhân nên được sơ cứu và đến bệnh viện ngay lập tức vì không có bất kỳ loại thuốc nào có thể ngăn chặn được cơn tai biến. Nếu bệnh nhân được cấp cứu kịp thời trong thời gian này sẽ tránh được hậu quả nặng nề nhất là tử vong. Sau xảy ra căn bệnh, người dùng mắc đột quỵ nên được phục hồi ở trong vòng sáu tháng. Mặc dù vậy, cũng đang có nhiều người được chuẩn đoán chính là có thể mắc khuyết tật vĩnh viễn. Sự phục hồi khi sử dụng thuốc và các phương pháp phục hồi chức năng có thể nhận thấy rõ trong nhận thức cùng sự vận động của cơ thể.

tai bien mach mau nao 6

 

Sử dụng thuốc phòng và điều trị tai biến bằng thảo được từ thiên nhiên. 

Ngoài đơn thuốc của bác sĩ đã kê đơn nên kết hợp giữa việc dùng thuốc với châm cứu, xoa bóp bấm huyệt ngoài ra kết hợp với các sản phẩm an cung trúc hoàn giúp quá trình phục hồi đạt hiệu quả cao hơn. AN CUNG TRÚC HOÀN là bài thuốc thần kỳ điều trị tai biến mạch máu não của Thái y triều Lê đã được lương y Nguyễn Quý Thanh khôi phục, cứu cả ngàn người thoát chết và thoát khỏi cảnh sống thực vật. Rất nhiều người bị huyết áp cao, có nguy cơ tai biến đang sử dụng và an tâm không bị căn bệnh này hỏi thăm. Thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường lưu thông máu, làm thông sạch lòng mạch, tan các cục máu đông giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng và hiệu quả.