Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng xảy ra khi thiếu máu lưu thông lên não do những cục máu đông trong mạch máu hoặc do vỡ mạch máu.
Sau khi cơn tai biến xảy ra trong vòng vài phút hoặc vài giờ do những cục máu đông thì bệnh nhân cần uống thuốc tiêu huyết khối và cần đến sự xử lý của bác sỹ điều này sẽ làm tăng cơ hội phục hồi cho bệnh nhân.
Trong những trường hợp này, những người ngoài cuộc thường sẽ tỉnh táo hơn, do đó vai trò của những người này rất quan trọng, bạn cần tỉnh táo nắm bắt tình hình và nhanh chóng sơ cứu cho họ kịp thời.
Vì vậy, hiểu rõ các triệu chứng đột quỵ để sơ cứu đúng cách và chữa trị kịp thời cho bệnh nhân bị đột quỵ là rất quan trọng, nếu không họ sẽ bị những di chứng nặng nề và có thể dẫn tới tử vong.
Những dấu hiệu đột quỵ
Dưới đây là những triệu chứng đột quỵ mà mọi người cần nắm rõ để xử lý và có cách điều trị bệnh đột quỵ kịp thời khi người thân gặp phải:
– Dấu hiệu ở mặt: Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.
– Dấu hiệu ở thị lực: Thị lực giảm có thể nhìn mờ một hoặc cả hai mắt, tuy nhiên biểu hiện khó nhận biết do biểu hiện không rõ ràng. Thường chỉ có người bệnh nhìn thấy biểu hiện này, khi đó nên gọi cấp cứu ngay.
– Dấu hiệu qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.
– Dấu hiệu ở tay: Tay của người bị đột quỵ sẽ bị tê mỏi, khó cử động và khó thao tác. Ngoài ra thì người bệnh cũng cảm thấy đi lại khó khăn, không nhấc chân lên được.
– Dấu hiệu qua nhận thức: Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, tai ù không nghe rõ, mắt mờ khó nhìn.
– Dấu hiệu ở thần kinh: Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội – đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.
Nếu những người thân trong gia đình biết được những triệu chứng của căn bệnh đột quỵ thì có thể can thiệp nhanh chóng giúp người bệnh tránh được những di chứng nặng nề. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể đánh giá nguy cơ bị đột quỵ và giúp bạn kiểm soát những yếu tố đấy tốt hơn.
Trên thực tế có hơn một nửa số cơn tai biến được phòng ngừa hiệu quả. Vì vậy nếu bạn kiểm soát tốt được những yếu tố nguy cơ bạn hoàn có thể ngăn chặn được những vấn đề xấu xảy đến với sức khỏe.
Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ có thể kiểm soát được bao gồm:
– Chứng cao huyết áp
– Bệnh tiểu đường không được kiểm soát
– Hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều
– Mỡ trong máu cao
– Thừa cân, béo phì
– Rung nhĩ
– Đang mắc bệnh động mạch chủ hoặc động mạch vành
Các yếu tố nguy cơ đột quỵ không thể kiểm soát bao gồm:
– Tuổi tác: những người trên 65 tuổi thường dễ mắc chứng bệnh này
– Về giới tính thì đàn ông thường bị đột quỵ nhiều hơn, tuy nhiên phụ nữ lại có khả năng gặp phải các cơn đột quỵ chết người hơn;
– Đối với các chủng tộc thì người Mỹ gốc Phi sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn các chủng tộc khác.
– Tiền sử gia đình có người bị tai biến cũng là một nguy cơ bị đột quỵ khó kiểm soát
– Có một số trường hợp trước khi cơn đột quỵ xảy ra không có bất cứ biểu hiện nào, vì vậy việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất cần thiết. Hãy báo lại cho bác sĩ tất cả những triệu chứng bạn cho là tai biến để có thể kiểm soát tình hình một cách tốt nhất.
Trên đây là một số tư vấn về bệnh đột quỵ, hy vọng với những kiến thức này bạn và gia đình có thể phòng tránh hoặc phát hiện ra bệnh sớm nhất có thể.
>> Bạn có thể đọc thêm bài viết: Thuốc điều trị tai biến mạch máu não