Tai biến mạch máu não thường để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh. Vì vậy trong quá trình điều trị phục hồi ngoài việc sử dụng thuốc thì người bệnh cần được chú trọng hơn vào chế độ dinh dưỡng, bởi cách chăm sóc về chế độ dinh dưỡng của người bệnh sau tai biến quyết định nhiều đến sự hồi phục của bệnh nhân. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn thực đơn ăn uống dành cho người đã bị tai biến (đột quỵ) và đang trong quá trình điều trị phục hồi chức năng. Do phần lớn các trường hợp tai biến mạch máu não là do huyết áp cao và xơ vữa động mạch nên chế độ ăn uống cực kỳ quan trọng để bệnh không tái phát và giúp người thân hồi phục đúng lộ trình.
Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng của người bị tai biến
Người bị tai biến nên ăn gì?
Trước khi liệt kê một số nhóm thức ăn và mẫu thực đơn tham khảo cho người bệnh, chúng ta cần lưu ý 1 số điểm sau:
Thứ nhất, người bị tai biến mạch máu não thời gian đầu thường nằm 1 chỗ hoặc di chuyển nhẹ xung quanh giường, phòng bệnh để phục hồi chức năng, do đó nhu cầu về năng lượng thấp hơn bình thường. Vì thế, cần chú ý tới lượng Calo nạp vào cơ thể sao cho phù hợp và vừa đủ là tốt nhất.
Thứ hai, người bị đột quỵ thường mắc kèm các chứng như mất ngủ, đau đầu, rối loạn giấc ngủ. Vì thế thần kinh thường căng thẳng và dễ bị ức chế. Khi chăm sóc, cần chú ý để không khiến bệnh nhân căng thẳng dẫn đến khó hồi phục hoặc bệnh nhân không hợp tác (các cụ lớn tuổi thường hay dỗi con cháu lắm).
Thứ ba, trong một số trường hợp đột quỵ nặng dẫn đến người bệnh bị liệt cơ hầu họng khiến ăn uống khó khăn. Nếu cố gắng ăn hoặc uống có thể dẫn đến sặc, bít đường thở. Vì thế các trường hợp này thường phải ăn qua ống xông, việc cho ăn qua ống xông thay vì nhai cũng cần chú ý tới nhiệt độ thức ăn, lưu lượng, tần suất để bệnh nhân cảm thấy dễ chịu. Trong trường hợp này, người nhà cần phải chú ý tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sỹ để tránh các phát sinh không mong muốn xảy ra.
Người bị tai biến thường có nhu cầu về năng lượng không cao như bình thường nên mỗi ngày chỉ cần nạp vào 1 lượng thức ăn khoảng 5 – 30kcal/kg tùy cân nặng. Tức là nếu người thân của bạn nặng 60Kg thì bạn hãy tính toán sao cho số kcal của bữa ăn dao động trong khoảng 30kcal x 60Kg = 1.800kcal.
Thức ăn nên chọn các nhóm sau để hạn chế quá trình tăng huyết áp, đảm bảo sự cân bằng giữa chất béo, protein và carbonhydrat.
Ưu tiên ăn các loại cá: Cá là thực phẩm số 1 trong việc giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và ít gây biến chứng nhất. Cá biển chứa photpho, các loại cá chứa acid béo không bão hòa cực tốt cho cơ thể như cá trích, cá hồi, cá mòi, cá ngừ. Đây là những thực phẩm có chứa cholesterol tốt và góp phần triệt tiêu những mảng xơ vữa bám trong thành mạch máu – tác nhân số 1 gây nên bệnh đột quỵ.
Khuyến khích ăn các loại rau củ nhiều chất xơ: Mặc dù rau củ có thể ăn sống hoặc nấu chín nhưng đối với trường hợp người già yếu bụng, các bạn nên nấu chín để tránh khó tiêu, đầu hơi hoặc các bệnh khác về đường tiêu hóa. Họ nhà cải cực tốt trong việc cải thiện các phản ứng sinh hóa ở não để hồi phục chức năng. Đừng quên bồi dưỡng bệnh nhân bằng chế độ ăn có các loại rau củ như cải bó xôi, bắp cải, củ cải, cà rốt, cải cúc, súp lơ, rau muống,…
Hoa quả trái cây tốt cho quá trình điều trị và sau điều trị tai biến mạch máu não: Trái cây là món khoái khẩu của hầu hết người bệnh đột quỵ. Bởi chúng dễ ăn, dễ hấp thụ và dễ chế biến. Bạn có thể gọt cho người thân chén luôn hoặc cho vào máy xanh sinh tố, máy ép để ép lấy nước uống. Một số loại quả được ưu tiên trong trường hợp này là quả việt quất, cam, dâu tây, quýt có nhiều Vitamin C và các chất chống oxi hóa. Táo giúp giảm Cholesteron, giúp tiêu mỡ. Quả mâm xôi chứa nhiều chất chống oxi hóa giúp triệt tiêu các gốc tự do, góp phần thuyên giảm chứng xơ vữa động mạch.
Tiếp theo là chia sẻ 1 thực đơn mẫu dùng chăm sóc người thân bị tai biến. Hi vọng sẽ giúp các bạn phần nào trong quá trình chăm sóc người thân và trả lời được câu hỏi người bị tai biến nên ăn gì, kiêng gì mà hầu như gia đình nào cũng lúng túng khi có người bị tai biến.
Thực đơn này tùy theo khẩu vị và lượng Calo phù hợp mà điều chỉnh theo mỗi ngày để người bệnh không bị ngấy. Các bạn có thể xem bảng Calo của một số loại thực phẩm phổ biến để tính toán sao cho phù hợp.
- Bữa sáng: 1 tô cháo tía tô thịt bằm, 1 quả chuối và nửa quả trứng vịt.
- Bữa trưa: Chỉ ăn 1,5 bát cơm, 50g thịt bò xào lẫn với 100g súp lơ và cà sốt, 100g rau mùng tơi nấu ngao, tráng miệng nửa quả xoài.
- Bữa chiều: 1 bát cơm và 100kg cá ngừ kho, 100g rau sống, 1 cốc sương sâm ly.
- Bữa khuya: Uống 1 cốc sữa tươi 100ml chống đói.
Lưu ý là nếu trong quá trình điều trị mà người bệnh bị sốt thì các bạn phải giảm nhẹ lượng thực phẩm, cứ sốt tăng 1 độ thì giảm 1/10. Nếu người bệnh phải phẫu thuật, gãy xưng hoặc nhiễm trùng máu thì lại tăng lượng thực phẩm lên 1/10. 2/10 và 3/10 so với định lượng tiêu chuẩn nhé.
Người bị tai biến nên kiêng ăn gì?
- Hạn chế ăn mặn, ăn nhiều muối:Không nên ăn quá 5 – 6g muối mỗi ngày, bởi vì muối là tác nhân chính gây chứng cao huyết áp do khi vào cơ thể, muối hấp thu nước khiến áp lực máu tăng cao.
- Rượu, bia, thuốc lá: Cấm tuyệt đối nếu muốn sống lâu sống khỏe. Món này thì không bị đột quỵ cũng cần cấm kị kiêng cữ các kiểu rồi chứ đừng nói đến việc người bị tai biến mạch máu não mới phải cấm.
- Kiêng các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo: Thịt mỡ, mỡ động vật, các món chiên xào nhiều dầu ăn, nội tạng động vật như lòng, dồi, sữa đặc có đường (chỉ nên uống sữa đã tách bơ), các loại canh có nhiều váng mỡ thì không nên húp.
>> Đọc thêm: Bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không