Bệnh cao huyết áp là bệnh rất phổ biến trong xã hội ngày nay. Chắc chắn rằng khi hỏi đến bệnh cao huyết áp ai cũng không còn thấy xa lạ. Tuy nhiên để hỏi về các nguyên nhân gây nên bệnh cao huyết áp không phải ai cũng biết rõ. Vậy hãy cùng thuocancung.vn đi tìm hiểu tất cả các nguyên nhân gây nên bệnh cao huyết áp trong bài viết dưới đây nhé!
Các nguyên nhân gây nên bệnh cao huyết áp cần phải biết
Mục Lục
Giới thiệu về bệnh cao huyết áp:
Cao huyết áp là bệnh có chỉ số huyết áp cao hơn so với mức bình thường, có đến gần một nữa dân số Việt Nam mắc bệnh lý này. Bệnh diễn biến âm thầm có thể gây tử vong cho người bệnh, do đó huyết áp cao là vấn đề cần đặc biệt lưu ý.
Chỉ số huyết áp bình thường thùy thuộc vào từng lứa tuổi dao động vào khoảng 90/60 mmHg – 139/89 mmHg. Khi chỉ số huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên thì gọi là huyết áp cao, còn huyết áp thấp là khi chỉ số này nhỏ hơn 90/60 mmHg. Tuy vậy, các chỉ số vẫn có thể thay đổi một chút tùy thộc vào cơ địa từng người, giới tính và độ tuổi.
Nguyên nhân bệnh cao huyết áp
Chia làm 2 nhóm chính:
Nhóm 1: Tăng huyết áp nguyên phát
Gọi là tăng huyết áp nguyên phát là bởi các nguyên nhân gây tăng huyết áp không được xác định một cách chính xác. Có đến 95% mắc bệnh lý cao huyết áp thuộc nhóm này và bệnh biến chứng dần theo thời gian. Tuy không biết được chính xác nguyên nhân gây tăng huyết áp nhưng các nhà nghiên cứu thấy sợi dây liên kết giữa tăng huyết áp nguyên phát với các yếu tố sau:
Tuổi tác:
Đặc biệt là nữ giới mãn kinh, người trên 60 tuổi là nhóm đối tượng dễ bị tăng huyết áp
Theo thời gian sẽ xuất hiện quá trình xơ vữa động mạch. Đây là hiện tượng xuất hiện các mảng bám (tạo ra bởi mỡ, cholesterol, canxi và những chất khác có trong máu), các mảng bám này sẽ cứng dần lên, làm cho lòng mạch hẹp lại.
Lòng mạch hẹp lại khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở, áp lực dòng máu chảy qua nơi đó tăng lên từ đó khiến huyết áp tăng. Huyết áp tăng lâu dần sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, suy thận và đột qụy.
Do tiền sử gia đình (di truyền):
Khi trong nhà bạn có người bị bệnh cao huyết áp thì bạn cũng sẽ có khả năng mắc bệnh này.
Theo y học thì các bất thường về gien có thể dẫn đến bệnh lý tăng huyết áp. Vì thế mà tăng huyết áp sẽ có khả năng di truyền.
Tuy nhiên các trường hợp tăng huyết áp do bất thường về gien là rất ít, chiếm tỷ lệ chưa đến 1%.
Những người thừa cân:
Theo nghiên cứu cho thấy nhóm đối tượng béo phì có nguy cơ mặc bệnh cao huyết áp cao gấp từ 2 đến 6 lần so với nhóm người gầy. Những người có lượng mỡ tích tụ lớn quanh bụng, hông và đùi cũng cần thận trọng với nguy cơ tăng huyết áp.
Do điều kiện sống:
Với những nhóm người có điều kiện kinh tế, mức sống thấp cũng rất dễ mắc bệnh lý này. Cuộc sống thiếu thốn khiến nhiều người phải lao vào vòng quay của sự lo toan, tính toán chuyện cơm áo gạo tiền, căng thẳng stress dẫn đến huyết áp cao.
>> Đọc thêm: Thuốc điều trị tai biến mạch máu não
Ăn mặn:
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa bệnh cao huyết áp và muối ăn. Những người ăn quá mặn có chỉ số huyết áp cao hơn hẳn so với những người ăn nhạt.
Theo thống kê trung bình người dân Bắc Nhật Bản sử dụng 25 – 30g muối mỗi ngày vì thế mà có đến 40% dân số bị cao huyết áp. Ngược lại người Eskimo và vài bộ lạc Châu Phi lại có thói quen ăn nhạt nên rất ít người nơi đây bị cao huyết áp.
Chính vì muối ăn chứa thành phần chính là natri. Khi lượng natri lớn thấm vào tế bào dẫn đến tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch dẫn đến tăng huyết áp. Giải pháp cho nhóm đối tượng này đơn giản là giảm lượng muối sau đó giữ ở mức an toàn. Đặc biệt nên tránh các đồ ăn nhanh vì thường chứa lượng muối lớn.
Sử dụng thuốc tránh thai:
Đã có bằng chứng mới cho thấy có mối liên quan giữa tăng huyết áp với các viên thuốc tránh thai. Các thuốc tránh thai hỗn hợp estrogen và progesteron có khuynh hướng làm tăng huyết áp.
Hiện nay, cơ chế gây tăng huyết áp do thuốc tránh thai là chưa dự báo được. Nhiều người sau khi sử dụng viên thuốc tránh thai được vài tháng, thậm chí vài năm mới có biểu hiện huyết áp tăng. Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài không những làm tăng nguy cơ huyết áp tăng mà còn tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Giới tính:
Theo thống kê thì nam giới dễ bị mắc bệnh cao huyết áp hơn nữ giới.
Trước tuổi 50, nam giới dễ mắc huyết áp cao hơn so với nữ giới, nguyên nhân do bệnh béo phì, làm việc căng thẳng, lối sống không lãnh mạnh, tiêu thụ rượu bia quá nhiều. Tuy nhiên sau tuổi 55 tỷ lệ phụ nữ bị bệnh này cao hơn chính bởi đây là thời kỳ mãn kinh và sau mãn kinh, sự chênh lệch ở buồng trứng, thay đổi nội tiết tố… là nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp.
Lười tập thể dục, vận động:
Những người ngồi một chỗ quá lâu, lười vận động sẽ dễ dẫn đến béo phì và tăng huyết áp.
Cơ thể con người cần vận động để giúp máu lưu thông. Bởi vậy, nếu lười biếng, bạn sẽ phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như mất ngủ, stress, tăng cân… từ đó gây ra rối loạn và khiến huyết áp tăng cao. Điều này dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ.
Uống rượu, bia, hút thuốc lá:
Bệnh cao huyết áp rất nhạy cảm với những người hay sử dụng rượu bia, hút thuốc lá.
Chất nicotine trong sản phẩm thuốc lá sẽ gây kích thích thần kinh, làm co mạch máu từ đó dẫn đến tăng huyết áp. Bên cạnh đó thói quen này còn phát triển các vấn đề như đột quỵ, bệnh tim mạch và nhồi máu cơ tim.
Một nghiên cứu mới ở nam giới gần đây cho thấy rằng những người bị cao huyết áp (chỉ số huyết áp là 140/90 mmHg) chỉ cần uống khoảng 150 – 300 ml rượu bia đã có thể dẫn đến nguy cơ tử vong do tai biến mạch máu não hoặc nhồi máu cơ tim.
Căng thẳng:
Sự căng thẳng, áp lực trong công việc sẽ khiến áp lực động mạch tăng lên dẫn đến tăng nhịp tim, tăng huyết áp.
Tuy nhiên nếu áp lực, căng thẳng không kéo dài thì tình trạng huyết áp tăng lên chỉ là tạm thời do vậy hãy bình tĩnh và thư giãn để bình ổn huyết áp, cân bằng cuộc sống.
Nhóm 2: Tăng huyết áp thứ phát:
Tăng huyết áp thứ phát chiếm 5-10% số trường hợp được chẩn đoán. Khác với tăng huyết áp nguyên phát, bác sĩ luôn xác định được nguyên nhân gây ra tăng huyết áp thứ phát.
Nhiều căn bệnh khác nhau có thể biến chứng thành tăng huyết áp thứ phát, trong đó phải kể đến:
Bệnh thận:
bao gồm các bệnh thận mãn tính (do đái tháo đường, bệnh thận đa nang, bệnh cầu thận, thận ứ nước, viêm thận cấp, suy thận, viêm thận mạn….), u hoặc các bệnh khác về tuyến thượng thận
Nguyên nhân nội tiết:
hội chứng Conn, hội chứng Cushing, phì đại tuyến thượng thận bẩm sinh, u tủy thượng thận, tăng calci máu, cường tuyến giáp, bệnh to đầu chi, bị tăng canxi trong máu…
Bệnh tim mạch:
Hẹp đoạn xuống quai động mạch chủ, hở van động mạch chủ, hẹp động mạch chủ bẩm sinh, bệnh này có thể gây ra cao huyết áp ở cánh tay.
Một số nguyên nhân khác:
– Nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật
– Bệnh tăng hồng cầu.
– Nguyên nhân thần kinh
– Cơ thể thiếu hụt vitamin
– Thiếu hấp thu calci, kali, magie
– Tcác dụng phụ của thuốc: Dùng thuốc kháng sinh lâu dài không chỉ gây bệnh cho dạ dày, mà còn ảnh hưởng tới cả huyết áp của người dùng. Một số loại thuốc như: amphetamine (thuốc kích thích), hay thuốc giảm cân, các loại thuốc cảm và thuốc dị ứng có thể làm tăng huyết áp.
Đặc biệt là thuốc ngừa thai: Theo một nghiên cứu mới đây, uống thuốc ngừa thai thường xuyên hay khẩn cấp đều có thể làm căn bệnh cao huyết áp tiến triển nhanh.
Cao huyết áp _ kẻ giết người thầm lặng
Cao huyết áp là căn bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm và liên quan đến nhiều căn bệnh khác như:
– Cao huyết áp có thể gây suy tim và phì đại tim và các bệnh khác như thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đây là những bệnh có nguy cơ tử vong rất cao
– Đối với bộ phận não, cao huyết áp có khả năng gây liệt nửa người bởi nguy cơ tai biến mạch máu não, suy thận và tổn thương mạch máu thận.
– Đối với mắt, cao huyết áp gây bệnh võng mạc, mờ hoặc mù mắt.
Bệnh cao huyết áp gây nên các biến chứng và làm giảm tuổi thọ đến con người từ 10-20 năm, tăng tỉ lệ tàn tật đến mức trên 60%. Vì thế, kiểm soát tốt các chỉ số huyết áp ở mức an toàn là cách tối ưu nhất để phòng ngừa biến chứng bệnh cao huyết áp.
Việc sớm phát hiện bệnh sẽ giúp cho quá trình điều trị tăng huyết áp nguyên phát và thứ phát trở nên đơn giản hơn. Thông thường bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn thay đổi lối sống và sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp đặc biệt với người bệnh tăng huyết áp thứ phát.
>> Có thể bạn quan tâm: Bài thuốc cổ truyền điều trị tai biến mạch máu não – An Cung Trúc Hoàn