Tai biến mạch máu não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nếu bệnh nhân bị tai biến may mắn thoát khỏi lưỡi hái của tử thần thì cũng phải gặp những biến chứng vô cùng nặng nề. Chiếm đến 92% các di chứng và nặng nề nhất phải kể đến tai biến liệt nửa người. Vậy người bệnh cần làm những gì để phục hồi chức năng sau tai biến để trở về với cuộc sống ban đầu?
5 Bài tập phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não nhanh chóng
Mục Lục
Bài viết hôm nay sẽ cung cấp những bài tập phù hợp cho bệnh nhân bị di chứng liệt nửa người. Mục đích cuối cùng là giúp họ có thể tái hòa nhập với cuộc sống của gia đình và xã hội. Để làm được như vậy bệnh nhân cần phải thực hiện cách loại vận động và chức năng tương ứng ở các tư thế, đặc biệt là tư thế đứng, vì có nhiều động tác vận động bệnh nhân có thể làm được khi nằm hoặc ngồi nhưng chưa chắc đã làm được khi đứng.
Lưu ý: khi mới bắt đầu các bài tập và bệnh nhân chưa thể vận động nên cần có người cùng tập để trợ giúp họ thực hiện và đề phòng tai nạn té ngã có thể xảy ra.
1. Bài tập đứng thăng bằng
Bệnh nhân đứng thẳng, cân xứng, trọng lượng cơ thể đều dồn lên hai chân ( thăng bằng tĩnh), nếu cần trợ giúp người tập đứng về phía bên liệt. Hướng dẫn bệnh nhân tập quay đầu nhìn ra sau qua vai bên liệt và vai bên lành; đứng và vận động thân mình: cúi, ngửa, nghiêng, xoay, đứng và vận động tay: đưa tay lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái (thăng bằng động)
2. Tập chuyển trọng lượng lần lượt
Giúp bệnh nhân đứng tựa hông bên lành cạnh mép bàn, hoặc vịn nhẹ tay lành lên mặt bàn, hai bàn chân ngang bằng nhau cách nhau 15-20 cm. Người tập hướng dẫn bệnh nhân đưa hông ra trước, gấp chân bị liệt lại, chuyển trọng lượng cơ thể sang bên chân lành, giữ vài giây. Sau đó từ từ duỗi chân liệt ra. Rồi thực hiện tương tự cho chân còn lại, gấp chân lành lại, chuyển trọng lượng cơ thể sang chân liệt. Giữ như vậy vài giây rồi làm lại như bắt đầu.
Nếu bệnh nhân khó khăn trong lúc co duỗi chân thì có thể hướng dẫn bệnh nhân tập bằng cách đứng tựa mông nhẹ vào mép bàn, hai bàn chân ngang nhau, cách nhau 15-20cm, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Sau đó bệnh nhân dần chuyển trọng lượng sang chân bên lành, giữ như vậy vài giây rồi chuyển sang chân bên liệt luân phiên như vậy.
3. Tập co, duỗi khớp háng và khớp gối về phía bên liệt
Người tập hướng dẫn bệnh nhân đứng vịn nhẹ tay vào một vật nào đó bên cạnh, hai bàn chân cách nhau khoảng 15 – 20 cm, chân lành đứng trước chân liệt đứng sau. Sau đó, bệnh nhân chuyển trọng lượng ra trước, dồn trọng lượng lên chân lành. Khi toàn bộ trọng lượng cơ thể đã dồn lên ở chân lành phía trước, người tập yêu cầu bệnh nhân tập gấp và duỗi khớp háng và khớp gối bên chân liệt. Lưu ý khi gấp khớp háng và khớp gối chỉ nâng gót chân bên liệt ( không nhấc cả bàn chân) lên khỏi sàn nhà.
Nếu người bẹnh cải thiện vận động thì người tập hướng dẫn bệnh nhân đứng vịn nhẹ tay vào một vật nào đó bên cạnh, hai bàn chân ngang nhau cách nhau khoảng 15-20 cm, sau đó dồn trọng lượng lên chân bên lành rồi tập gấp, duỗi khớp gối và khớp háng bên liệt.
4. Tập đứng, dồn trọng lượng lần lượt lên hai bên
Người tập hướng dẫn bệnh nhân đứng thẳng, cân xứng hai bên, hai tay thả lỏng dọc bên thân, hai bàn chân cách nhau 15-20 cm, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Sau đó, yêu cầu bệnh nhân lần lượt lấy chân trái làm trụ, dạng chân bên phải ra, nhấc bàn chân lên khỏi sàn nhà để toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân trái. Người tập luôn đứng về phía bên liệt của bệnh nhân để hỗ trợ khi cần thiết và đề phòng bệnh nhân ngã về phía bên liệt.
Tiếp đến lấy chân phải làm trụ, dạng chân bên trái ra, nhấc bàn chân trái lên khỏi sàn nhà để toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân bên phải. Để đảm bảo an toàn nên cho bệnh nhân đứng bên cạnh một vật gì đó ( bàn, tường, thanh song song…) để bệnh nhân có thể vịn đỡ khi cần thiết.
5. Bài tập dồn trọng lượng lên chân liệt
Bệnh nhân đứng thẳng, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Người tập đứng về phía bên liệt của bệnh nhân, giúp bệnh nhân duỗi thẳng tay sang ngang, khớp vai vuồng góc. Yêu cầu bệnh nhân chuyển và dồn trọng lượng sang bên chân liệt, bước chân lành lên một vật gì đó bên cạnh, cao 15-20 cm.
Có thể hướng dẫn bệnh nhân tự tập bằng cách đứng trong thanh song song, hai tay vịn nhẹ lên hai bên, trọng lượng cơ thể dồn trên hai chân. Yêu cầu bệnh nhân chuyển và dồn trọng lượng sang bên chân liệt, bước chân lành lên một vật gì đó phía trước cao 15-20 cm. Khi khả năng thăng bằng và vận động của bệnh nhân đã tốt hơn, có thể hướng dẫn bệnh nhân tự tập bằng cách đứng thẳng.
Đẩy mạnh sự hồi phục di chứng sau tai biến mạch máu não bằng an cung trúc hoàn
Sự tác động từ các yếu tố tập luyện giúp cho bệnh nhân làm tăng khả năng trao đổi, vận chuyển và sử dụng oxy tại cơ và các mô của cơ thể, nhờ đó tăng khả năng đáp ứng của cơ thể với gắng sức. Tuy nhiên, phần não đã xảy ra tai biến thì các mạch máu bị tổn thương có thể bị tụ thành cục máu đông, mạch máu bị vỡ,… nên khả năng nuôi dưỡng tế bào não cũng bị trì trệ, khiến một phần não bộ bị suy yếu dần và các tế bào não dần chết đi do thiếu oxy nuôi dưỡng. Từ chính các yếu tố này khiến sự điều khiên của não bộ đến các cơ quan không thể diễn ra, cụ thể ở bệnh nhân liệt nửa người là tay chân một bên khó cử động. Vì vậy, bên cạnh yếu tố tập luyên, bệnh nhân cần sử dụng bổ sung loại thuốc có tác dụng làm tan các cục máu đông và các mảng xơ vữa ở thành mạch, giúp máu lưu thông dễ dàng lên não bộ giống như an cung trúc hoàn.
Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên được nghiên cứu và bào chế suốt 20 năm từ bài thuốc quý của các thái y thời Lê triều, Lương y Nguyễn Quý Thanh đã mang đến một bài thuốc phòng và điều trị tai biến đáp ứng rất tốt với các thể tai biến khác nhau. An cung trúc hoàn giúp giãn nở và thông sạch lòng mạch não, bền vững thành mạch, tan máu tụ, chống đông máu, điều hòa huyết áp giúp lưu thông máu tốt hơn để phòng và điều trị bệnh tai biến mạch máu não. Vì vậy, an cung trúc hoàn là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những bệnh nhân bị tai biến hay tai nạn tổn thương não. Việc sử dụng an cung kết hợp với vật lý trị liệu sẽ mang lại hiệu quả tối đa nhất vì vậy người bệnh nên kết hợp các bài tập với sử dụng an cung trúc hoàn để có thể hồi phục nhanh và lâu dài nhất nhé.
Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ: Công ty cổ phần dược thảo Fansipan
Địa chỉ: Số 54F Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân
Điện Thoại Tư Vấn: 0963015446 – 0988292525
>> Xem thêm: Tai biến mạch máu não ở người trẻ