Cách chăm sóc người bị tai biến mạch máu não mau phục hồi, tránh tái phát

Bệnh tai biến mạch máu não là bệnh có mức độ nguy hiểm rất lớn. Điều đáng lo ngại là tỷ lệ bệnh nhân mắc tai biến ngày càng gia tăng. Hơn thế nữa, người mắc tai biến rồi có khả năng tái phát cao hơn nhiều so với người chưa từng bị. Vì vậy, việc chăm sóc người bị tai biến là việc làm hết sức quan trọng. Bài viết dưới đây xin chia sẻ tới mọi người cách chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não phù hợp nhất để chúng ta có thể vừa phòng ngừa vừa điều trị bệnh!

Cách chăm sóc người bị tai biến mạch máu não mau phục hồi, tránh tái phát

Dấu hiệu tai biến mạch máu não

Khi tai biến mạch máu não xảy ra, các cục máu xơ vữa trong động mạch máu nuôi dưỡng não sẽ bị tắc, khiến bệnh nhân có thể bị liệt. Thậm chí nếu không xử lý nhanh người bệnh có thể  bị tử vong. Vì vậy, khi thời tiết thay đổi mà bệnh nhân có những dấu hiệu dưới đây thì cần phải lưu ý và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế.

cham-soc-nguoi-bi-tai-bien-mach-mau-nao

– Đột ngột thấy tê cứng ở mặt, tay hoặc chân – đặc biệt là tê cứng nửa người

– Đột ngột nhìn không rõ.

– Đột ngột không cử động được chân tay (hay mất phối hợp điều khiển chân tay)

– Đột ngột không nói được hoặc không hiểu được người khác nói

– Đầu đau dữ dội

– Đột ngột đau ở mặt hoặc chân

– Đột ngột bị nấc

– Đột ngột cảm thấy buồn nôn

– Đột ngột cảm thấy mệt

– Đột ngột tức ngực

– Đột ngột khó thở

– Tim đập nhanh bất thường

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn tới tai biến mạch máu não, có những yếu tố không ngăn chặn được nhưng các yếu tố về lối sống, thói quen sinh hoạt thì hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Cách chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não tại nhà

Tai biến mạch máu não là một hình thức rối loạn tuần hoàn não cấp tính, có thể gây đột tử hoặc liệt nửa người, thất ngôn, rối loạn tâm thần. Để giảm bớt các di chứng và phòng tái phát, khi trở về nhà sau giai đoạn cấp cứu, bệnh nhân vẫn phải được chăm sóc và điều trị theo chế độ đặc biệt.

Sinh hoạt, tập luyện

Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà phải giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét. Mỗi lần lật người, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.

Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hằng ngày. Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.

Chế độ dinh dưỡng

– Thực đơn cho người sau tai biến – đột quỵ cần cung cấp đầy đủ và cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất như protein, chất béo và carbohydrate, chú trọng ăn nhiều cá ngừ, cá hồi, các loại rau củ quả tươi. Khi chế biến thức ăn cho người bị tai biến mạch máu não, không nên dùng nhiều muối, vì khi muối vào máu sẽ hấp thụ với nước làm tăng nguy cơ cao huyết áp.

cham-soc-nguoi-bi-tai-bien-mach-mau-nao

– Món ăn sử đụng cho người bị tai biến cần được nấu kỹ hoặc xắt nhuyễn cho mềm, dễ nuốt. Nên ưu tiên các món có nước. Khi cho người bệnh ăn cần chú ý tránh bị sặc, nôn, dùng muỗng đút từng phần nhỏ thức ăn, đợi bệnh nhân nhai nuốt được rồi mới cho tiếp; nếu di chứng quá nặng phải ăn bằng ống thông, thì nên nhờ hỗ trợ từ nhân viên y tế hoặc những người có chuyên môn.

– Khoảng cách giữa các bữa ăn từ 2 đến 3 giờ tùy theo số lượng mỗi lần ăn. Nếu người bệnh nôn, đầy bụng, thì cần giảm lượng và tốc độ đút để người bệnh hấp thụ và tiêu hóa thức ăn tốt nhất.

Điều trị tai biến mạch máu não

– Nên kết hợp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp hàng ngày và dùng thuốc điều trị tai biến để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt. Có thể áp dụng một trong các bài thuốc khắc phục di chứng tai biến mạch máu não sau

– Thiên ma câu đằng ẩm: Thiên ma, chi tử, hoàng cầm mỗi thứ 8 g, câu đằng, ngưu tất, ích mẫu, hà thủ ô, bạch linh mỗi thứ 12 g, tang kí sinh, thạch quyết minh (sắc trước) mỗi thứ 20 g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Bổ dương hoàn ngũ thang: Sinh hoàng kỳ 40 g, quy vĩ 8 g, xích thược 6 g, xuyên khung, đào nhân, hồng hoa, địa long mỗi thứ 4 g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Thuốc Tây y: Điều trị duy trì theo đơn của thầy thuốc. Trường hợp bệnh nhân có tăng huyết áp, nên dùng thuốc hạ huyết áp và duy trì ở mức 140-150/90 mmHg.

An cung trúc hoàn – Bài thuốc đông y gia truyền của lương y Nguyễn Quý Thanh: Có tác dụng giúp tan máu tụ, bền vững thành mạch, đào thải máu đông máu tụ, các mảng xơ vữa, giúp quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn, phục hồi lòng mạch máu bị tổn thương và bình ổn huyết áp giúp bệnh nhân phục hồi trở lại.

AN-CUNG-TRUC-HOAN

Thực hiện các biện pháp phòng bệnh

– Cẩn thận giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao vào mùa hè.

– Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp.

– Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh. Tránh mất ngủ.

– Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim.

– Tránh táo bón. Kiêng rượu, bia và các chất kích thích.

– Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh.

– Sử dụng an cung trúc hoàn với liệu trình phòng bệnh từ 3-6 tháng.

>> Đọc thêm: Thành phần và công dụng của an cung trúc hoàn