Tai biến mạch máu não có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng chiếm tỷ lệ cao ở người lớn tuổi. Bệnh tai biến mạch máu não ít nhiều sẽ để lại di chứng, một trong những di chứng thường gặp đó là liệt nửa người. Liệt nửa người là một trong những di chứng nặng nhất của bệnh tai biến mạch máu não. Quá trình điều trị liệt nửa người sau tai biến mạch máu não rất khó khăn, tốc độ và mức độ phục hồi chậm, đòi hỏi người nhà bệnh nhân phải chuẩn bị tâm lý và kiên trì đối mặt. Bệnh nhân bị liệt nửa người thường khó khăn trong sinh hoạt, tập luyện hằng ngày và thường phải phụ thuộc hoàn toàn vào người thân. Vậy nên làm sao để phục hồi cho bệnh nhân bị liệt nửa người sau tai biến? Đó là vấn đề quan trọng giúp cho bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt bình thường, tự chăm sóc bản thân, hòa nhập với gia đình và xã hội.
Cách điều trị liệt nửa người sau tai biến mạch máu não
Mục Lục
1. Liệt nửa người là gì?
Liệt nửa người do tai biến mạch máu não là tình trạng suy giảm hoặc mất khả năng vận động ở một bên người do bị tổn thương một vùng não sau tai biến. Liệt nửa người bên trái hay bên phải tùy thuộc vào vùng não bị tổn thương, vùng não phải bị tổn thương gây liệt nửa người bên trái và ngược lại, vùng não trái bị tổn thương thì liệt nửa người bên phải.
2. Biến chứng, nguy cơ khi bị liệt do tai biến mạch máu não
– Loét do đè ép.
– Co rút, co cứng, cốt hóa lạc chỗ.
– Loãng xương, gãy xương.
– Viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch.
– Rối loạn đại tiểu tiện.
3. Điều trị phục hồi di chứng liệt nửa người do tai biến mạch máu não
Phục hồi chức năng
– Giai đoạn đầu:
+ Các kỹ thuật vị thế: Bố trí giường nằm, các vị thế nằm đúng theo mẫu phục hồi.
+ Tập vận động thụ động nửa người bên liệt:
Khớp vai: Gấp, duỗi, giạng, khép, xoay trong, xoay ngoài
Khớp khuỷu: Gấp, duỗi khuỷu, quay sấp, xoay ngửa cẳng tay.
Khớp cổ tay: Gấp, duỗi, nghiêng trong, nghiêng ngoài khớp cổ tay.
Các ngón tay: Gấp, duỗi, dạng, khép các ngón tay.
Khớp háng: Gấp, duỗi, dạng, khép, xoay trong, xoay ngoài.
Khớp gối: Gấp, duỗi.
Khớp cổ chân: Gấp, duỗi.
Các ngón chân: Gấp, duỗi, dạng, khép.
– Giai đoạn sau:
+ Tập theo tầm vận động: tập vận động có trợ giúp, vận động chủ động.
+ Tập vận động ở các tư thế: nằm, ngồi, đứng, đi.
+ Tập vận động với các dụng cụ trợ giúp.
+ Tập thực hiện các hoạt động tự chăm sóc (hoạt động trị liệu).
+ Tập nói, giao tiếp (với những bệnh nhân thất ngôn).
– Giai đoạn hoà nhập:
+ Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình: phòng ngừa di chứng và tai biến tái phát.
+ Cải tạo nhà ở và môi trường xung quanh cho phù hợp với bệnh nhân.
+ Các dụng cụ trợ giúp cần thiết cho giai đoạn này: trợ giúp đi lại, trợ giúp sinh hoạt, trợ giúp làm việc…
+ Tham gia các hoạt động hòa nhập cộng đồng: nhóm trợ giúp, hội người tàn tật, tiếp cận các dịch vụ công cộng, các hoạt động của cộng đồng.
+ Hỗ trợ bệnh nhân và gia đình về tâm lý sau tai biến: có những chức năng không thể phục hồi, người bệnh trở thành người tàn tật.
+ Việc làm và thu nhập: khả năng tiếp tục nghề cũ, hoặc bệnh nhân phaỉ học một nghề mới hoặc có những hoạt động gì tạo thu nhập?
4. Phục hồi di chứng liệt nửa người bằng thuốc An Cung Trúc Hoàn
Để giảm bớt các di chứng sau đột quỵ và phòng ngừa bệnh tái phát. Sau giai đoạn cấp cứu, khi trở về nhà bệnh nhân cần được chăm sóc và điều trị theo chế độ đặc biệt:
Chế độ sinh hoạt, tập luyện
Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân chưa tự vận động được, cần có sự giúp đỡ từ người thân. Người nhà phải giúp họ thay đổi tư thế nằm 4 tiếng/một lần để tránh loét người. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.
Tùy theo mức độ bệnh nặng nhẹ mà người nhà nên có chế độ tập luyện riêng cho bệnh nhân. Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người thân chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.
Chế độ ăn
Cần đảm bảo chế độ ăn đủ chất và cân đối. Nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi. Hạn chế sử dụng muối, kiêng sử dụng các chất béo và chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê).
Điều trị
Nên kết hợp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp và dùng thuốc An Cung Trúc Hoàn để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt. Các bài thuốc đông y thường có hiệu quả tốt, tính chất lành và không có tác dụng phụ. Cộng thêm châm cứu, xoa bóp kích thích huyệt đạo, kinh mạch giúp đỡ cho quá trình phục hồi của bệnh nhân diễn ra với tốc độ nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Mọi thông tin cần được tư vấn vui lòng liên hệ: 0988.29.25.25 – 02439.168.666
>> Đọc thêm: Cảnh giác khi sử dụng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn trong điều trị đột quỵ