Căn bệnh khiến ‘Chí Phèo’ Bùi Cường đột ngột qua đời là căn bệnh có tỉ lệ chết nhiều hơn cả ung thư và 90% người mắc đều để lại di chứng hết sức nặng nề.
Xảy ra bất ngờ, chết nhiều hơn ung thư
NSƯT Bùi Cường, người nổi tiếng với vai Chí Phèo trong Làng Vũ Đại ngày ấy vừa đột ngột qua đời do tai biến mạch máu não.
Theo PGS.TS Lương Tuấn Khanh, Giám đốc TT Phục hồi chức năng, BV Bạch Mai, ít ai biết tai biến mạch máu não (đột quỵ) là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao thứ 3 sau tim mạch, ung thư và đứng hàng đầu về tỉ lệ tàn tật.
Báo cáo của Tổ chức Đột quỵ thế giới (WSO) năm 2016 cho thấy, mỗi năm thế giới có 17 triệu ca đột quỵ, trong đó 6 triệu trường hợp tử vong, 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật trong thời gian dài, thậm chí vĩnh viễn.
Tại Việt Nam, số liệu tổng hợp từ các BV có khoa thần kinh trên cả nước trong 3 năm gần đây cho thấy, số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ ngày càng tăng, từ 1,7% lên 2,5%, trong đó tỉ lệ nam giới gấp 4 lần nữ, tương đương khoảng 200.000 ca mắc mới đột quỵ mỗi năm.
Bệnh thường xảy ra bất ngờ và để lại hậu quả vô cùng nặng nề, 50% số ca đột quỵ sẽ tử vong (nhiều hơn 94.000 ca tử vong vì ung thư mỗi năm), 90% bệnh nhân phải gánh chịu các di chứng sau cơn đột quỵ như liệt nửa người, liệt toàn thân, bại não, biến chứng tâm lý, tâm thần… Trong đó tỉ lệ bị liệt chiếm khoảng 30%.
“Ngay cả những trường hợp được cứu sống, chỉ có 20-25% hồi phục hoàn toàn, 50% phải phụ thuộc một phần vào người khác, 25% còn lại bị phụ thuộc hoàn toàn”, TS Khanh nhấn mạnh.
Theo TS Khanh, hiệu quả của việc điều trị phục hồi chức năng tuỳ thuộc nhiều yếu tố: độ tuổi, mức độ, vị trí cũng như sự liên tục.
Theo khuyến cáo, việc tập luyện phục hồi có thể bắt đầu từ sau 24 giờ từ khi bệnh khởi phát.
Tăng huyết áp là thủ phạm chính
GS Nguyễn Văn Thông, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ não, BV 108, tai biến mạch máu não xảy ra khi động mạch cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho một vùng não bị vỡ (xuất huyết não) hoặc tắc đột ngột bởi cục máu đông (nhồi máu não).
Hậu quả của hiện tượng này là phần não được cấp máu bởi động mạch rơi vào tình trạng thiếu oxy và tế bào não sẽ chết chỉ sau vài phút.
Chính vì vậy, bệnh nhân có thể bị liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, trí nhớ, hôn mê và có khả năng tử vong cao.
Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, gặp nhiều hơn ở người cao tuổi do cùng lúc những đối tượng này mắc thêm nhiều bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, rối loạn mỡ máu…
Tuy nhiên tại hầu hết các BV hiện đều đã ghi nhận những ca đột quỵ ngày càng trẻ. Trước đây độ tuổi trung bình từ 50-60 nhưng giờ còn 40-45 tuổi, thậm chí nhiều ca mới 18-20 tuổi. Có một tỉ lệ lớn là học sinh, sinh viên bị vỡ mạch máu não do dị dạng mạch.
GS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội tim mạch VN cho biết, tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ. Theo nghiên cứu tại Viện Tim mạch quốc gia, 8/10 bệnh nhân đột quỵ lần đầu đều mắc tăng huyết áp.
Tuy nhiên có tới gần 40% trường hợp huyết áp cao không được kiểm soát. Hậu quả, mỗi năm, số người tử vong vì tăng huyết áp mỗi năm cao hơn 10 lần số người tử vong vì tai nạn giao thông.
Thời gian vàng cấp cứu và 3 dấu hiệu nhận biết
PGS.TS Mai Duy Tôn, Trưởng phòng Cấp cứu 1, BV Bạch Mai lưu ý, thời gian vàng đưa các bệnh nhân đột quỵ đến các cơ sở y tế chuyên sâu là 4,5-6 giờ đầu.
Khi đó các bác sĩ tại BV lớn sẽ dùng phương pháp tiêu sợi huyết để điều trị, tránh di chứng.
Do đó việc nhận biết sớm những dấu hiệu của đột quỵ và sơ cứu đúng cách sẽ giúp bệnh nhân tăng tỉ lệ hồi phục, giảm tử vong. Trong đó đặc biệt lưu ý 3 dấu hiệu.
Thứ nhất, người bệnh đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội. Thứ hai, bệnh nhân đột ngột nói khó hoặc không nói được, mồm méo. Thứ ba, đột ngột mất hoặc giảm thị lực 1 trong 2 mắt.
“Nếu người bệnh có 3 dấu hiệu cảnh báo trên thì 90% là đột quỵ”, PGS Tôn nhấn mạnh.
Trong khi chờ xe cấp cứu 115, càng nhanh càng tốt cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng cao đầu 30-45 độ, mặc quần áo thoáng.
Nếu bệnh nhân ngừng tim, cần cấp cứu ép tim. Trường hợp bệnh nhân bị nôn, cần xoay người bệnh nhân sang 1 bên, để tránh đờm, dãi chui vào mũi, phổi.
Nếu người bệnh đột quỵ bị co giật, phải lập tức dùng chiếc đũa bọc giẻ, đặt ngang miệng bệnh nhân để tránh cắn vào lưỡi.
Mọi thông tin cần tư vấn về cách phòng và điều trị bệnh tai biến mạch máu não vui lòng liên hệ SĐT: 0963015446 – 0988292525
>> Đọc thêm: cách điều trị tai biến mạch máu não