Đột quỵ do nắng nóng và cách phòng ngừa

Thời tiết nắng nóng, khi nhiệt độ cao, mức dao động nhiệt độ càng lớn nguy cơ dẫn đến bệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) lại càng cao. Già, trẻ đều có khả năng bị bệnh khi nắng nóng. Đối tượng dễ đột quỵ do nắng nóng nhất: người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính (tim mạch, huyết áp…).

Đột quỵ do nắng nóng và cách phòng ngừa

dot_quy_nang_nong

Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ

Người đang hoạt động ngoài trời nắng: đột ngột mất ý thức, ngất; da nóng ran; kiểm tra nhiệt độ cơ thể có thể lên tới 40 – 410C hoặc hơn. Bệnh nhân đổ nhiều mồ hôi, da ẩm ướt, yếu nửa người (liệt tay, chân, méo mặt…), không cử động được, không nói được hoặc khó nói, nói ngọng, không xác định được thời gian và không gian.

Trường hợp tiến triển từ nhẹ đến nặng: có triệu chứng kiệt sức do nắng nóng: ra mồ hôi quá nhiều, đau đầu, khó chịu, mặt đỏ, đỏ da toàn thân, cảm giác nghẹt thở, thở nhanh, nông, có khi đau bụng, buồn nôn và nôn mửa, đau đầu, choáng váng hoặc ngất, mệt mỏi, chuột rút. Thân nhiệt tăng kèm các triệu chứng: lú lẫn, mất thăng bằng, thở dốc, hơi thở yếu, choáng, ngất, chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, chuột rút. Có các biểu hiện tổn thương thần kinh: li bì, giãy giụa, mê sảng, hôn mê và tử vong nếu không cấp cứu kịp.

Nhiều người khi thấy bệnh nhân có những dấu hiệu này thì thường là sẽ nghĩ rằng chắc là bệnh nhân bị say nắng, cảm nắng nên có thể bỏ qua. Điều này có thể gây nguy hiểm khi bỏ qua, bệnh nhân đột quỵ không được cấp cứu khẩn cấp, kịp thời, nhanh chóng hôn mê trong vài phút, thậm chí tử vong; thân nhiệt quá cao làm suy tim, suy thận và tổn thương não.

dot_quy_nang_nong

Nguyên nhân đột quỵ do nắng nóng

– Để thích nghi với thời tiết nắng nóng, cơ thể bài tiết mồ hôi nhiều. Do bị mất một lượng nước khá lớn khiến nồng độ máu trong cơ thể giảm, độ kết dính trong máu tăng cao làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ.

– Ảnh hưởng bởi nắng nóng còn khiến hệ tuần hoàn, đặc biệt là tim hoạt động kém kèm theo sự giãn mạch dẫn đến thiếu máu nuôi não, đặc biệt ở người có tiền sử xơ vữa động mạch, cao huyết áp.

– Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng còn làm suy giảm chức năng các cơ quan, gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ…khiến nguy cơ đột quỵ dễ xảy ra. Nhiều người còn tìm cách tránh nóng bằng cách vào siêu thị, trung tâm thương mại hoặc để điều hòa với nhiệt độ quá thấp dễ dẫn tới giảm thân nhiệt đột ngột, khiến mạch máu dễ bị co lại và tình trạng đột quỵ có thể xảy ra.

Phòng ngừa đột quỵ trong thời tiết nắng nóng

Trong thời tiết nắng nóng như hiện nay, chúng ta cần chủ động phòng ngừa đột quỵ có thể xảy ra cho bản thân và gia đình mình như:

– Theo dõi dự báo thời tiết để chủ động phòng tránh.

– Người cao tuổi không nên đi lại làm việc vào ngày nắng nóng, nhất là giờ cao điểm từ 10g sáng đến 4g chiều. Ra ngoài trời cần có mũ nón, uống nước.

– Nên mặc dài tay và đội mũ rộng vành để bảo vệ da khỏi ánh mặt trời. Quần áo nên nhẹ và được làm từ chất liệu thoáng mát; không nên đột ngột từ phòng điều hòa ra ngoài nắng ngay mà phải có thời gian thích ứng với nhiệt độ ngoài trời.

– Máy điều hòa: 26 – 280C. Hoặc làm mát nhà bằng cách che nắng, mở cửa cho thông thoáng, bật quạt.

– Uống nước thường xuyên để tránh mất nước, nên dùng thêm nước trái cây, rau xanh.

– Người cao tuổi có bệnh tim mạch đã từng đột quỵ thì không nên ra ngoài nắng sau 10g sáng. Không làm việc hoạt động gắng sức khi cơ thể mệt mỏi, đói, khát khi ở ngoài trời nắng.

– Sử dụng thuốc có tác dụng phòng ngừa tai biến hiệu quả

An cung trúc hoàn là bài thuốc có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa đột quỵ. Những người có nguy cơ bị đột quỵ cao như tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao, xơ vữa động mạch… nên sử dụng để phòng ngừa sớm. Ngoài ra những người từng bị đột quỵ cũng nên sử dụng để tránh tái phát lại.

– Các yếu tố khác: kiểm soát stress, ăn uống lành mạnh (tăng cường trái cây rau quả); ngủ đủ giấc; kiểm soát huyết áp và đường huyết; tránh xa rượu bia; thuốc lá; khám sức khỏe định kỳ.

Đối với những người đã từng bị đột quỵ, cần phải lưu ý những điều như trên, tuy nhiên cần thận trọng hơn. Người nhà cần theo dõi sát vì dễ bị đột quỵ lại. Cần theo dõi sức khỏe định kỳ và dùng thuốc theo chỉ định, khi thấy bất thường trong cơ thể cần đi khám ngay.

Mọi thông tin cần tư vấn về bệnh đột quỵ vui lòng liên hệ: công ty cổ phần dược thảo Fansipan

Địa chỉ: 54F Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0988.29.25.25 – 0963.015.446

>> Đọc thêm: Phân biệt thiếu mãu não thoáng qua và đột quỵ não