Phân biệt thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ não

Nhiều người thường quan niệm rằng các cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua lành tính, còn đột quỵ não mới nghiêm trọng. Đây là một nhận thức rất sai lầm và chủ quan. Đột quỵ não và cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua đều là tình trạng nghiêm trọng. Đây là 2 bệnh có một số biểu hiển giống nhau, dễ gây nhầm lẫn, cần phải hiểu rõ và phân biệt được 2 loại bệnh này để có hướng xử trí phù hợp.

Phân biệt thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ não

1.Tai biến mạch máu não (hay đột quỵ não) là gì?

– Cơn đột quỵ (tai biến mạch máu não) xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần của bộ não bị gián đoạn hoặc suy giảm nghiêm trọng, làm mất oxy và dinh dưỡng mô não. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dẫn đến di chứng nặng nề cho bệnh nhân hoặc tử vong.

phan-biet-thieu-mau-nao-thoang-qua-va-dot-quy-nao

– Loại phổ biến nhất của đột quỵ là thiếu máu cục bộ não do tắc nghẽn mạch hoặc lấp mạch, chiếm tới 80% số bệnh nhân tai biến (gồm nhồi máu não và khuyết não).  Loại đột quỵ khác là xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu bị rò rỉ hoặc vỡ chiếm khoảng 20%.

– Bệnh nhân bị đột quỵ não thường nặng, có nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong. Nguyên nhân chủ yếu do bệnh nhân không phát hiện sớm để xử lý kịp thời.

2. Thế nào là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA)?

 

– Thiếu máu não thoáng qua là rối loạn hoạt động ở não gây ra do gián đoạn cung cấp máu tạm thời ở não gây giảm chức năng ở não ngắn và đột ngột. Đây là tình trạng bệnh lý do thiếu máu cục bộ não, nhưng chưa phải là tai biến mạch não và không được xếp vào tai biến mạch não. Các triệu chứng sẽ biến sau một thời gian vì lưu lượng máu được phục hồi trước khi não có những tổn thương nghiêm trọng. Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý rằng TIA là tình trạng báo hiệu bệnh nhân có nguy cơ cao sẽ bị tai biến thiếu máu cục bộ não. Có 4 – 10% số người lên cơn đột quỵ thực sự trong vòng 48 giờ sau khi bị TIA và rất nhiều người khác bị đột quỵ sau 3 tháng. Do đó, không nên coi thường kể cả sau khi những triệu chứng của TIA đã biến mất.

phan-biet-thieu-mau-nao-thoang-qua-va-dot-quy-nao

3. Phân biệt đột quỵ não và thiếu máu não thoáng qua

Vậy đột quỵ não và thiếu máu não thoáng qua có những đặc điểm khác biệt như thế nào? Hãy cùng theo dõi cách phân biệt đột quỵ não và cơn thiếu máu não thoáng qua để có cái nhìn khái quát và dễ phân biệt nhất về 2 bệnh này.

3.1 Định nghĩa

Đột quỵ não: Cơn đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng bệnh lý mạch máu rất nguy hiểm, xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần của bộ não bị gián đoạn hoặc suy giảm nghiêm trọng, làm mất oxy và dinh dưỡng mô não.

Thiếu máu não thoáng qua: Thiếu máu não thoáng qua là rối loạn hoạt động ở não do gián đoạn cung cấp máu tạm thời cho não, gây giảm chức năng ở não ngắn và đột ngột. Xảy ra nhanh, hồi phục nhanh, không gây tổn thương sau đó, nhưng nó là 1 dấu hiệu cảnh báo nhồi máu não thật sự có thể xảy ra trong tương lai nếu không được phòng ngừa.

3.2 Nguyên nhân

Đột quỵ não

Gồm 2 loại chính:
a. Tai biến thiếu máu cục bộ não (chiếm 80%): Nguyên nhân do cục máu đông trong tim hay mảng xơ vữa trong mạch máu trồi lên não gây tắc mạch não.
b. Tai biến xuất huyết (chiếm 20%): xảy ra khi mạch máu trong não bị vỡ dẫn đến thiếu máu cho vùng não do mạch máu đó cung cấp.

Thiếu máu não thoáng qua

Nguyên nhân chính là do xơ vữa động mạch và bệnh tim gây huyết khối làm chặn đường đi của dòng máu. Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng xuất hiện như huyết áp cao hoặc tiền sử gia đình có người bị thiếu máu cục bộ não, bệnh nhân bị đái tháo đường, phình tách động mạch chủ, những người hút thuốc lá hoặc đang dùng thuốc tránh thai.

3.3 Triệu chứng

Giống nhau:

– Rối loạn giọng nói: nói khó, lộn xộn, sai lệch, không nói được.

– Mất đồng bộ phối hợp trong vận động, có thể vấp ngã, mất thăng bằng.

Khác nhau:

Đột quỵ não:

+ Tê liệt hoặc tê, yếu một bên của cơ thể/ khuôn mặt đột ngột
+ Vấn đề với tầm nhìn: Có thể đột nhiên bị mờ hoặc tối, hoặc nhìn đôi, cảm giác ruồi bay trước mắt.
+ Nhức đầu: Bất ngờ nhức đầu nghiêm trọng, có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt hoặc thay đổi ý thức.
+ Xuất hiện những “khoảng vắng” trong vận động và tư duy như: đánh rơi đồ vật trên tay nhưng không nhận thức được, đang nói tự dưng ngừng vài giây, mất nhận thức sau đó mới nói tiếp,…
+ Mất định hướng trong vài phút, vài giờ. Thoáng quên, thoáng điếc, mất định hướng về không gian và thời gian.

Thiếu máu não thoáng qua:

Khởi phát đột ngột, triệu chứng giống đột quỵ nhưng hồi phục nhanh và chỉ kéo dài vài phút nên người bệnh thường chủ quan và bỏ qua mà không đến các cơ sở chuyên khoa để điều trị. Triệu chứng phụ thuộc vào vị trí, mức độ tắc nghẽn và thường xảy ra một bên cơ thể. Triệu chứng điển hình

– Cảm giác nặng hoặc yếu tay, chân, đôi khi làm rớt đồ đang cầm, té ngã, thay đổi dáng đi.

– Thay đổi về cảm giác: tê rần, kiến bò.

– Mất thăng bằng, chóng mặt, đột nhiên choáng, ngất…

– Nhức đầu nhẹ, buồn nôn.

– Có thể quên một vài sự việc nhưng chỉ xảy ra tạm thời.

Ngoài ra người bệnh cũng có thể có xuất hiện các triệu chứng không điển hình khác như thay đổi đơn thuần về ý thức, co giật, liệt mặt…

Tiến triển bệnh rất thay đổi. Một số bệnh nhân sẽ có đột quỵ thực sự sau vài cơn thiếu máu não thoáng qua, số khác lại có các cơn thiếu máu não thoáng qua thường xuyên hàng tuần, hàng tháng mà không có đột quỵ.

3.4 Điều trị

Đột quỵ não:

 Hướng điều trị phụ thuộc vào dạng đột quỵ.
+ Xử lý chung:
Bệnh nhân đột quỵ khi vào viện thường trong tình trạng nguy kịch. Do đó, song song với việc chẩn đoán xác định loại đột quỵ, cần tiến hành ngay những biện pháp duy trì sự sống gồm:
• Đảm bảo đường thở và thông khí: nằm nghiêng an toàn, canuyn miệng, hút đờm, đặt nội khí quản 
• Kiểm soát huyết áp: Theo dõi huyết áp; cấp cứu khi huyết áp > 220/120mmHg;  hạ huyết áp từ từ bằng thuốc nếu huyết áp quá cao 
• Chống phù não và tăng áp lực nội sọ: nằm đầu cao 30o; đảm bảo thông khi tốt.
+ Xử lý đặc hiệu
• Tai biến thiếu máu não cục bộ: dùng thuốc nhanh chóng khôi phục lại lưu lượng máu đến não: thuốc tiêu sợi huyết làm tan cục máu đông khi bệnh nhân đến sớm dưới 3h kể từ khi có triệu chứng khởi phát đầu tiên. Có thể dùng thuốc chống đông Heparin tiêm tĩnh mạch hoặc thuốc chống ngưng tập tiểu cầu. 1 số trường hợp cần phẫu thuật nhằm loại bỏ cục máu đông.
• Tai biến xuất huyết não: kiểm soát chảy máu và làm giảm áp lực trong não. 1 số biện pháp được ưu tiên sử dụng: Phẫu thuật lấy máu tụ, Cuộn động mạch thuyên tắc, Phẫu thuật loại bỏ mạch máu dị dạng.

Thiếu máu não thoáng qua

Mục đích là phòng ngừa các cơn thiếu máu não thoáng qua tiếp theo và đột quy.

-Nếu thuốc chống đông được chỉ định để điều trị huyết khối từ tim thì cần phải dùng sớm miễn là không có chống chỉ định.

– Làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện các yếu tố nguy cơ. – Xử lý triệt để yếu tố nguy cơ nếu có thể.

+Rối loạn lipid máu: kết hợp chế độ ăn hợp lý với điều trị bằng statin, có thể phối hợp nhóm fibrat nếu cần để đưa lipid máu về mức bình thường.

+Đái tháo đường: Kết hợp điều chỉnh chế độ ăn với dùng thuốc kiểm soát đường máu.

+Huyết áp cao: duy trì huyết áp ở mức ≤ 140/90mmHg

+Bệnh nhân rối loạn mỡ máu: dùng thuốc nhóm Statin có tác dụng hạ lipid máu, chậm tiến triển mảng vữa xơ và giảm nguy cơ đột quỵ.

+Béo phì: nên duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) 18,5-25. Trường hợp BMI >30 cần có biện pháp giảm cân.

+Các bệnh nhân có loạn nhịp tim (đặc biệt rung nhĩ) cần được xử trí điều trị loạn nhịp.

– Tư vấn điều chỉnh thay đổi nề nếp sinh hoạt:

+Tập thể dục: người trưởng thành cần tập thể lực tối thiểu 150 phút mỗi tuần với cường độ tập trung bình hoặc 75 phút mỗi tuần với cường độ cao.

+Chế độ ăn: giảm muối và tăng kali giúp hạn chế tăng huyết áp. Nên ăn nhiều thức ăn rau, củ, quả. Hạn chế mỡ động vật.

+Hạn chế bia, rượu. bỏ thuốc lá.

Trên thực tế, người bệnh rất dễ nhầm lẫn giữa 2 bệnh này. Hơn nữa, TIA là dấu hiệu của những cơn đột quỵ trong tương lai và theo thống kê, khoảng 30% bệnh nhân đột quỵ trong tiền sử có các cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Vì vậy, khi gặp các triệu chứng trên người bệnh nên ghi lại thời gian chính xác xảy ra và nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chẩn đoán xác định và có hướng điều trị phù hợp.

An cung trúc hoàn –  Sự lựa chọn hoàn hảo cho người đột quỵ

Sau 20 năm nghiên cứu lương y Nguyễn Quý Thanh đã bào chế ra thuốc đông y ngăn ngừa và điều trị tai biến mạch máu não an cung trúc hoàn giúp hàng vạn người bị tai biến trở về với cuộc sống bình thường. Những bệnh nhân có nguy cơ tai biến cao, sử dụng An cung trúc hoàn để phòng bệnh thì rất tốt. Những bệnh nhân đã trải qua tai biến, đang dần phục hồi, cần thiết sử dụng để tránh bị tai biến lại.

phan-biet-thieu-mau-nao-thoang-qua-va-dot-quy-nao

AN CUNG TRÚC HOÀN có tác dụng gì?
– Bổ thận tiêu viêm, thông điều kinh lạc, hồi sinh tế bào hồng cầu huyết sắc tố
– Giúp giãn nở và thông sạch lòng mạch não
– Tan máu tụ
– Chống đông máu
– Phòng và chống tai biến mạch máu não
– Điều hòa huyết áp
– Bơm máu đến các chi bị hoại tử do tắc mạch từ chấn thương.
– Đào thải độc tố dư thừa, giúp bệnh nhân mau khỏi, nhanh chóng tỉnh lại

Đối tượng sử dụng AN CUNG TRÚC HOÀN hiệu quả?
– Bị tai biến mạch máu não/ đột quỵ, xuất huyết não.
– Bị tê chân tay, liệt tứ chi sau tai biến, tai nạn.
– Bị hoại tử tay chân và các bộ phận trên cơ thể
– Bị huyết áp, nhất là cao huyết áp.
– Bị các bệnh về tim mạch.
– Bị rối loạn tiền đình, đau đầu kinh niên, mãn tính, rối loạn thần kinh thực vật, liệt dây thần kinh số 7.
– Người cao tuổi, người làm việc trí óc căng thẳng.
– Người béo phì, tiểu đường, xơ vữa đông mạch, Người ít vận – động 
– Người có nguy cơ bị sốc nhiệt, ngồi điều hòa nhiều vv…

Để tìm mua an cung trúc hoàn vui lòng liên hệ: Công ty cổ phần dược thảo Fansipan

Địa chỉ: Số 54F Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân 

Điện Thoại Tư Vấn: 0963015446 – 0988292525 

>> Xem thêm: Điều trị tai biến nhẹ