Stress và thiếu ngủ: nguy cơ gây tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ não hàng năm cướp đi sinh mạng của 140.000 người tại Mỹ. Còn ngay tại Việt Nam, theo ghi nhận mỗi năm có khoảng 200.000 người bị tai biến mạch máu não, gần một nửa trong đó đã tử vong.

Stress và thiếu ngủ: nguy cơ gây tai biến mạch máu não

Cuộc sống hiện đại đang dần “trẻ hóa” căn bệnh này. Số bệnh nhân tai biến trong 3 năm trở lại đây đã gia tăng 1,7 – 2,5% mỗi năm. Và một trong những nguyên nhân khiến căn bệnh này trở thành một đại dịch đó chính là Stress và Mất ngủ kéo dài.

stress-mat-ngu-nguy-co-gay-tai-bien-mach-mau-nao

Tai biến mạch máu não là tình trạng não bị thiếu dinh dưỡng và oxy khiến cho các tế bào não bị chết đi, nguyên nhân là đường mạch máu lên não bị tắc nghẽn (85% trường hợp) hoặc là bị vỡ (15% trường hợp) bởi các mảng xơ vữa hoặc huyết khối trên thành mạch máu.

Người bệnh có thể đột ngột khuỵu ngã khi đang sinh hoạt bình thường. Khi xảy ra tai biến mạch máu não, người bệnh hoàn toàn mất khả năng kiểm soát hoạt động của mình và không có phản xạ bảo vệ vùng đầu khi ngã. Nếu đầu bị va chạm vào các vật cứng có thể gây ra chấn thương hộp sọ, thậm chí tử vong tại chỗ.

Ngay sau cơn tai biến, cứ mỗi phút sẽ có hàng triệu tế bào thần kinh bị chết đi. Nếu không được cấp cứu kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao hoặc để lại di chứng liệt vận động lâu dài.

>> Tìm hiểu về thuốc phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não tại đây: Thuốc điều trị tai biến mạch máu não

Nguy cơ tai biến mạch máu não do Stress và thiếu ngủ

Được xem là hoạt động sinh lý quan trọng bậc nhất, giấc ngủ giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi sau một ngày làm việc, tái tạo năng lượng, tinh thần phấn chấn.

Tuy nhiên, các vấn đề về giấc ngủ như rối loạn giấc ngủ, mất ngủ đang hiện diện thường xuyên trong cuộc sống hiện đại. Bệnh phổ biến ở người trung niên, cao tuổi nhưng gần đây đang dần bị trẻ hóa do những áp lực về kinh tế, công việc, học tập hoặc do lối sử dụng không hợp lý các thiết bị cầm tay hiện đại.

Mới đây, các chuyên gia ở ĐH Y khoa Icahn (ISM) vừa công bố tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Cao huyết áp Mỹ cảnh báo, những ai ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm thì nguy cơ đột quỵ tăng tới 83% so với nhóm người có giấc ngủ “khoa học” kéo dài 7 – 8 giờ.

 

Stress/Căng thẳng khiến cơ thể phản ứng lại bằng cách sản sinh quá mức các Gốc tự do. “Độc chất” gốc tự do tấn công hầu khắp cơ thể nhưng lại tập trung nhiều nhất ở những nơi tiêu thụ nhiều oxy, đặc biệt là mạch máu não. Từ đó, thúc đẩy sự hình thành mảng xơ vữa và huyết khối, cản trở dòng máu vận chuyển oxy lên não gây ra những rối loạn cho não bộ, điển hình là chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.

Ngoài ra khi mất ngủ, cơ thể cũng giảm sản sinh Melatonin – một hormone có vai trò bảo vệ tế bào thần kinh, chống oxy hóa gây ra do các chất độc tích tụ trong não và ổn định tâm trạng. Dưới tác động của ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị cầm tay sẽ càng làm ức chế sự sản sinh Melatonin. Những điều đó đã góp phần làm giảm yếu tố bảo vệ tế bào thần kinh, càng làm tăng sự sản sinh các gốc tự do, tăng hình thành các mảng xơ vữa và cục máu đông ở não.

Khi mảng xơ vữa dày lên chít hẹp hoàn toàn lòng mạch hoặc bị bong ra kết hợp với các yếu tố khác trong dòng máu tạo thành các cục máu đông làm bít tắc các mạch máu sẽ gây ra tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng phần não phía sau, hoặc gây vỡ mạch máu khiến máu tràn ra vùng não xung quanh, gây ra tình trạng tai biến mạch máu não.

Như vậy, Stress và Mất ngủ là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến nguy cơ Đột quị nói chung và Đột quị não/Tai biến mạch máu não nói riêng. Trong khi đó thì Stress và Mất ngủ lại ngày càng trở nên phổ biến mà hơn nữa lại đang bị điều trị theo chiều hướng tự phát và sai lầm. Để hạn chế nguy cơ tử vong đột ngột do Tai biến mạch máu não, việc đầu tiên là hãy chăm sóc giấc ngủ của bản thân mình và tìm cách làm tăng ngưỡng chịu đựng Stress.

Nếu bạn đang bị mất ngủ kéo dài, hãy tìm ngay cho mình giải pháp giúp ngủ ngon sâu giấc và phòng tránh bệnh đột quỵ

>> Đọc thêm: Cholesterol có phải là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não không?