Tai biến mạch máu não nhẹ – căn bệnh không nên coi thường

Tai biến mạch máu não là một bệnh rất nguy hiểm dù ở mức độ nào cũng vậy. Tuy nhiên, nhiều  người vẫn cho rằng tai biến mạch máu não nhẹ thường lành tính không ảnh hưởng đến sức khỏe còn tai biến mạch máu não nặng mới thật sự nguy hiểm và để lại những hậu quả nặng nề. Thực chất đây là một quan niệm sai lầm. Để lý giải cho vấn đề này chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây:

Tai biến mạch máu não nhẹ – căn bệnh không nên coi thường

1. Bệnh tai biến mạch máu não nhẹ là gì?

Tai biến mạch máu não nhẹ còn được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua hay cơn tai biến mạch máu não hồi phục nhanh, thời gian hồi phục từ vài phút đến vài giờ, tối đa là một ngày và không để lại dấu hiệu yếu liệt. Tuy vậy, bệnh vẫn là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây thiếu máu não và làm tăng tỷ lệ tử vong trong những năm đầu sau tai biến.

 

2. Triệu chứng của bệnh tai biến mạch máu não nhẹ

Tùy theo vùng não bị tổn thương mà bệnh nhân có thể có các triệu chứng sau:

– Đau đầu, chóng mặt, nôn ói

– Suy giảm thị lực, suy giảm trí nhớ hoặc mất trí nhớ tạm thời

– Tê yếu tay, chân một bên hoặc yếu nửa người

– Nói khó hoặc không nói được

– Đi đứng không vững, run tay và chân

– Rối loạn tâm thần hay kích động

Triệu chứng của bệnh tai biến mạch máu não nhẹ thường có biểu hiện không rõ ràng và dữ dội như với bệnh tai biến mạch máu não nặng. Đồng thời nó cũng chỉ xuất hiện một cách đột ngột, thoáng qua nên nhiều người cho rằng đó là biểu hiện thông thường của chứng trúng gió hay căn bệnh tiền đình, mà không nghĩ ngay đến triệu chứng của bệnh tai biến mạch máu não.

3. Mức độ nguy hiểm của bệnh tai biến mạch máu não

– Bệnh nhân bị tai biến mạch máu não nhẹ sẽ tự hồi phục nhanh chóng nên thường chủ quan không đi khám bệnh. Đây là sai lầm cực kỳ nghiêm trọng vì nếu không điều trị kịp thời, tai biến mạch máu não nhẹ sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu não và các tai biến tim mạch trong vòng 48 giờ.

– Người ta thấy rằng có tới gần 10% bệnh nhân thiếu máu não thoáng qua bị nhồi máu não trong tháng đầu tiên. Có đến 20% các bệnh nhân này có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não hoặc tử vong đột ngột trong vòng 5-6 năm kế tiếp. Nguyên nhân là nhánh động mạch cấp máu bị tắc đột ngột và không được mở thông kịp thời, trong khi đó việc điều trị rất tốn kém mà kết quả thì rất giới hạn. Nguy hiểm nhất là bệnh tai biến mạch máu não thường để lại các di chứng nghiêm trọng như liệt nửa người, mất trí nhớ, rối loạn nhận thức, thậm chí là tử vong…

4. Nên làm gì khi gặp phải bệnh tai biến mạch máu não nhẹ?

Nếu gặp phải bệnh nhân bị tai biến nhẹ, điều đầu tiên bạn cần chú ý đó là:

– Chú ý quan sát xem bệnh nhân có còn tỉnh táo không hay đang rơi vào tình trạng rối loạn ý thức. 

– Nếu bệnh nhân còn tỉnh: cần để bệnh nhân nằm yên tĩnh trên mặt phẳng sao cho máu đến não dễ dàng nhất và   gọi cấp cứu hay chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để khám, làm các xét nghiệm để điều trị tai biến mạch máu não và điều trị khẩn cấp.

– Nếu bệnh nhân hôn mê: cần xem bệnh nhân đang còn thở bình thường, thở nhanh, thở chậm, hay đã ngừng thở…, vì cấp cứu hô hấp là việc đầu tiên phải làm để đảm bảo đủ oxy cho tim và cho não. Nếu toàn bộ não thiếu oxy quá 3 phút thì dù cho cấp cứu tim đập lại cũng không cứu được não, y học gọi là mất não, hoặc chết não.

– Kiểm tra nhịp tim và huyết áp ngay nếu có thể.

Khi phát hiện có những biểu hiện về huyết áp cao, cholesterol cao trong máu, tiểu đường và có vấn đề về động mạch máu não thì vừa hỗ trợ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, vừa phải điều chỉnh lối sống theo hướng lành mạnh như bỏ thói quen hút thuốc, tập thể dục hằng ngày, hạn chế làm việc căng thẳng…

>> Có thể bạn quan tâm: Thuốc điều trị tai biến mạch máu não

5. Chế độ ăn và vận động cho người tai biến mạch máu não nhẹ

Chế độ ăn :

– Người bệnh nên bổ sung một chế độ ăn giúp loãng máu. Các loại gia vị như ớt, tỏi, hành tây, gừng, hạt tiêu là những loại gia vị được khuyến khích sử dụng giúp phòng đột quỵ. Các loại trái cây như chuối, cam, bưởi,…giầu kali và vitamin C giúp cải thiện chức năng nội mô, ngăn ngừa sự hình thành các huyết khối trong tĩnh mạch có tác dụng phòng ngừa đột quỵ.

– Ngoài ra, các loại ngũ cốc nguyên hạt: như các loại đậu, hạnh nhân có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ. Các loại rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ, axit folic được khuyến khích sử dụng nhằm ngăn ngừa tai biến mạch máu não như: súp lơ, các loại rau có màu xanh đậm,.. có tác dụng giảm cholesterol, tăng tuần hoàn. Các chất béo bão hòa như: dầu vừng, dầu đậu nành, dầu cá thu, cá ngừ, cá mòi,… đều có tác dụng phòng ngừa máu đông.

– Người bệnh không nên sử dụng các thực phẩm nhiều vitamin K thường tìm thấy nhiều trong gan và lòng đỏ trứng gà, mùi tây, măng tây, dầu oliu, dâu tây, kiwi. Hạn chế thực phẩm nhiều muối, nếu có thể tốt nhất không nên dùng muối, các thực phẩm giầu đạm, chất béo như các loại thịt có màu đỏ, nội tạng động vật …

Chế độ vận động:

– Với các trường hợp nặng cần đổi tư thế nằm của bệnh nhân mỗi giờ để chống loét. Nên xoa bóp bắp cơ, vận động các khớp tay và chân cho bệnh nhân để máu lưu thông và tránh cứng khớp. Tập vận động để giúp phục hồi nhanh. Sau khi xuất viện, tập vận động tại nhà hoặc có thầy thuốc chuyên khoa tâm lý trị liệu hướng dẫn. Cố gắng cho bệnh nhân tự làm các hoạt động sinh hoạt hàng ngày với sự trợ giúp của thân nhân để có thể hồi phục sớm.

>> Đọc thêm: Các giai đoạn của bệnh tai biến mạch máu não