Nhiều người vẫn luôn cho rằng, thiếu máu não thoáng qua là một bệnh lành tính, không nghiêm trọng như tai biến mạch máu não. Đây là quan điểm sai lầm bởi thiếu máu não thoáng qua ẩn chứa những nguy hiểm khó lường. Người bệnh cần được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
1. Thiếu máu não thoáng qua là gì?
Cơn thiếu máu thoáng qua là tình trạng lưu lượng máu lên não giảm do đó không cung cấp đủ oxy và dưỡng chất lên một số vùng của não. Tình trạng này thường xảy ra đột ngột trong khoảng thời gian ngắn, thường là dưới một giờ do sự lưu thông của máu trong động mạch bị giảm vì động mạch bị hẹp, bị co thắt. Cũng có thể do bị tắc nghẽn do một cục máu đông hay một mảng xơ vữa từ động mạch lớn lưu thông đến một mạch máu nhỏ ở não.
2. Dấu hiệu của thiếu máu thoáng qua
Các triệu chứng của thiếu máu não thoáng qua rất khó xác đinh nhưng vẫn có vài dấu hiệu để nhận biết:
– Thị lực bị thay đổi
– Chóng mặt
– Đau đầu dữ dội
– Mất ý thức
– Nói năng khó khăn, nói không rõ và những biểu hiện rối loạn ngôn ngữ khác
– Vị giác và khứu giác có vấn đề
– Mất thăng bằng
– Yếu hoặc mất cảm giác ở bên phải hoặc bên trái của khuyên mặt hoặc cơ thể, tùy thuộc vào vị trí cục máu đông trong mạch máu não
Khi đó bạn cần gọi cấp cứu hoặc nhờ người đưa tới bệnh viện ngay để kịp thời cấp cứu.
3. Nguyên nhân gây thiếu máu não thoáng qua
Cục máu đông tắc ở động mạch là nguyên nhân hàng đầu gây nên cơn thiếu mãu não thoáng qua và ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như:
– Tăng huyết áp
– Xơ vữa động mạch hoặc xung quanh não có sự tích tụ mảng bám
– Bệnh động mạch vành, xảy ra khi động mạch cảnh trong hoặc ngoài não bị tắc nghẽn (thường là do xơ vữa động mạch).
– Cholesterol cao.
– Bệnh tiểu đường.
– Sử dụng thuốc lá, rượu bia nhiều
– Béo phì
4. Phải làm gì khi bị thiếu máu não thoáng qua
Cơn thiếu mãu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não. Do vậy, bệnh nhân cần được điều trị sớm và có kế hoạch dự phòng tốt.
- Xử lý sớm thiếu máu não thoáng qua
Những người bị thiều mãu não thoáng qua cần được làm các xét nghiệp chuẩn đoán, bao gồm: Chụp cắt lớp vi tính não hoặc chụp cộng hưởng từ não, xét nghiệp công thức tế bào máu, lipid máu, điện tim, siêu âm tim, siêu âm hệ động mạch cảnh và hệ thống mạch đốt sống – thân nền. Các xét nghiệm này cần hoàn tất trong 24-48 giờ đầu sau khi xảy ra cơn thiếu máu não thoáng qua vì là cơ sở để bác sĩ và bệnh nhân lên phác đồ điều trị.
- Điều trị dự phòng tai biến mạch máu não
Để ngăn chặn nguy cơ tai biến, người bị thiếu máu não nên sử dụng các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu phần nào rủi ro.
– Không hút thuốc, tránh xa khói thuốc
– Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng với nhiều trái cây và rau xanh
– Duy trì cân nặng khỏe mạnh, không để cơ thể béo phì
– Hạn chế rươu bia và chất kích thích
– Kiểm soát lượng đường trong máu
– Hạn chế hàm lượng cholesterol và chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
– Kiểm soát huyết áp ở mức bình thường
– Tránh căng thẳng, stress.
- Phòng ngừa tai biến mạch máu não bằng An Cung Trúc Hoàn
Dù thiếu máu não thoáng qua không gây hậu quả nặng nề ngay lập tức nhưng cũng là hồi chuông cảnh báo của bệnh nhân có nguy cơ bị tai biến mạch máu não nặng nề trong tương lai. Để đẩu lùi nguy cơ này, các chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng An Cung Trúc Hoàn – sản phẩm của lương y Nguyễn Quý Thanh từ thiên nhiên có thể phòng ngừa, hỗ trợ chữa trị và điều trị sau tai biến.
Sản phẩm An Cung Trúc Hoàn là bài thuốc gia truyền từ thời Lê giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ các bệnh mạch máu và tim mạch. Thành phần chính của sản phẩm là những dược liệu quý như sỏi mật bò, ô rô, ngưu hoàng, nấm lim xanh đều có tác dụng phòng ngừa, làm tan máu đông và cải thiện tình trạn thiếu máu não thoáng qua. Sản phẩm hỗ trợ điều trị tai biến và các di chứng như liệt, nói ngọng, méo miệng, đau đầu, đãng trí sau cơn tai biến và ngăn ngừa bệnh tái phát nhất là ở người cao tuổi.
Để điều trị hiệu quả, khi có dấu hiệu của bệnh, người bệnh nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt, nhằm tránh mất thời gian vàng trong nguyên tắc điều trị cơn thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ.
Tham khảo: 5 thói quen gây thiếu máu não cực kì dễ mắc phải
An cung trúc hoàn giúp bệnh nhân vượt qua cơn tai biến như thế nào?