Trầm cảm sau tai biến mạch máu não: Nguyên nhân và cách điều trị

Sau khi bị tai biến mạch máu não do não bộ người bệnh bị tổn thương nghiêm trọng nên thường để lại các di chứng như: Liệt nửa người, co giật động kinh, khó nuốt… ngoài các di chứng nghiêm trọng này thì người bệnh dễ mắc phải những vấn đề về tâm lý như hay lo lắng, có nguy cơ cao sẽ bị trầm cảm sau tai biến mạch máu não. Vì vậy việc điều trị sau tai biến giữ vai trò rất quan trọng, ngoài việc chăm sóc, điều trị tốt cho bệnh nhân thì người thân cần phải hiểu được tâm lý của họ để tránh dẫn đến việc bệnh nhân bị trầm cảm.

Trầm cảm sau tai biến mạch máu não: Nguyên nhân và cách điều trị

Theo sách giáo khoa về tâm thần, nhà tâm lý và tâm thần học Thụy Sĩ Eugen Bleule: Trầm cảm kéo dài hàng tháng hoặc thường xuyên xuất hiện sau tai biến mạch máu não.

Thế nhưng giả thuyết trầm cảm là một biến chứng đặc biệt của tai biến mạch máu não chỉ mới được đưa ra nhờ các nghiên cứu của trường phái Baltimore – Robinson và Price. Những tác giả này cho rằng: “trầm cảm sau tai biến mạch máu não” không phải do phản ứng tâm lý đối với độ nặng của bệnh nhưng lại liên kết với vị trí tổn thương bán cầu.

Trầm cảm sau tai biến có nguyên nhân là gì?

tram-cm-sau-tai-bien-mach-mau-nao

Việc nhìn thấy sự xuống cấp trầm trọng về thể xác của cơ thể sau tai biến chính là nguyên nhân gây rối loạn tâm lý sau tai biến. Một trong những biến chứng nặng của bệnh tai biến mạch máu não là tình trạng liệt nửa người, người bị tai biến rơi vào tình trạng tàn phế sau tai biến đây là việc dường như quá sức chịu đựng với một cơ thể đã từng rất khỏe mạnh trước đó.

Chính sự xuống cấp về “vật chất” đã kéo đến sự khủng hoảng về “tinh thần”. Mặt khác, thái độ chăm sóc, quan tâm từng ly từng tí của người thân cũng khiến họ cảm thấy mình bị phụ thuộc, bất lực, từ đó càng buồn bã và sống khép mình.

Rối loạn tâm lý sau tai biến sẽ khiến người bệnh trở nên khó chiều, từ chối điều trị tai biến, không có ý thức tập vật lý trị liệu khiến khả năng phục hồi bị suy giảm, thậm chí là nghĩ đến cái chết đây là những hệ lụy và hậu quả sau tai biến.

Trầm cảm trong thời gian phục hồi sau tai biến

Trầm cảm sau tai biến mạch máu não có hai dạng:

– Trầm cảm chủ yếu: Thay đổi khí sắc, tư duy trở nên chậm chạp, đôi khi có cảm giác lo âu, kích động, sút cân, ăn không ngon miệng, khó để đi vào giấc ngủ, có những suy nghĩ tiêu cực, mất hy vọng, tự đánh giá thấp về bản thân, cảm giác tội lỗi. Khuôn mặt thường xuyên lộ vẻ mệt mỏi, sầu uất.

– Trầm cảm nhẹ: Tâm trạng lo âu, thiếu kiên nhẫn, tư duy trở nên chậm chạp hơn, rối loạn giấc ngủ nhẹ, khó dỗ giấc ngủ và dậy sớm. Có thể là chán ghét bản thân nhưng không quá trầm trọng. Mức độ rối loạn thay đổi mỗi ngày hoặc là  theo thời gian.

>> Đọc thêm: Tai biến mạch máu não hãy nhớ ba chữ C.N.G

Cách giải tỏa trầm cảm sau tai biến mạch máu não

tram-cm-sau-tai-bien-mach-mau-nao

Các nghiên cứu tiền cứu của nhóm Baltimore (Robinson, Price và Starkstein) nhận xét rằng nếu không điều trị, sau tai biến mạch máu não trầm cảm có thể kéo dài hơn 2 năm. Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị tai biến mạch máu não thì thái độ, biện pháp chăm sóc của người thân cực kỳ quan trọng và gần như chiếm vị trí quyết định. Việc quan trọng và cần thiết nhất lúc này là giúp người bệnh hòa nhập với cuộc sống.

Điều trị rối loạn tâm lý sau tai biến mạch máu não cũng khó như cai nghiện ma túy vậy nên nguyên tắc cần nhớ là hãy kiền trì. Điều trị tai biến mạch máu não sẽ là một quá trình dai dẳng vậy nên người thân và người bệnh cần biết là hồi phục không phải là chuyện “ngày một ngày hai” và phải biết chấp nhận thực tế ấy.

Bạn cần kiên nhẫn thuyết phục và động viên bệnh nhân luyện tập vật lý trị liệu, tạo đà tiến đến phục hồi vận động.

Khi chức năng vận động phục hồi, áp lực tâm lý đối diện với tình trạng thể chất sẽ được hóa giải.

Thêm vào đó, vận động còn giúp phòng tránh những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân tai biến như cao huyết áp, táo bón, loét tì đè…

Trên thực tế, bệnh nhân tai biến thường buồn bực, tự ti vì có cảm giác rằng mình đang là gánh nặng của người thân trong gia đình. Do đó, người thân cần tinh tế, khéo léo trong cách cư xử với người bệnh: chăm sóc tỉ mỉ nhưng vẫn cho họ được tự chủ.

Dĩ nhiên điều này còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh nhưng tự chủ là một trong những phương pháp hiệu quả giúp giải tỏa tâm lý tiêu cực. Chẳng hạn thay vì nói “để con làm cho” thì hãy nói “Mẹ sẽ làm được mà”.

Cụ thể là người bệnh có thể tự chủ trong các hoạt động đơn giản như ăn uống, rửa mặt, thay quần áo… và hơn hết là tìm cách khuyến khích họ tự chủ trong vấn đề nhạy cảm như vệ sinh.

Một trong những phương pháp rèn luyện tính tự chủ trong vệ sinh chính là lựa chọn sản phẩm chăm sóc vệ sinh phù hợp với khả năng vận động của người bệnh chẳng hạn như tã quần phù hợp .

Như vậy, có thể tóm lại, phương pháp điều trị trầm cảm sau tai biến mạch máu não hiệu quả nhất chính là kiên nhẫn và yêu thương.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm về thuốc điều trị tai biến mạch máu não tại đây: An Cung Trúc Hoàn