Bệnh nhồi máu não xảy ra khi một mạch máu bị tắc nghẽn, khu vực mạch máu đó đi qua sẽ thiếu máu trầm trọng và bắt đầu hoại tử. Nhồi máu não chiếm khoảng 80% tổng số bệnh nhân tai biến mạch máu não, đột quỵ.
Bệnh nhồi máu não là gì?
Bệnh nhồi máu não là một dạng đột quỵ hay tai biến mạch máu não, nó xảy ra do thiếu máu cung cấp lên não bởi sự xuất hiện các cục máu đông cản trở lưu thông máu. Nó được phân biệt với đột quỵ xuất huyết não – dạng thứ hai của tai biến mạch máu não.
Máu chảy trong động mạch mang theo hồng cầu vận chuyển khí oxy, nước, chất dinh dưỡng, khoáng chất đến tất cả tế bào trên cơ thể, loại bỏ chất độc dư thừa. Sự gián đoạn cung cấp máu lên não hay bất kì bộ phận nào đều gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Hiện tượng này diễn ra tại não thì được gọi là nhồi máu não, diễn ra tại các cơ quan khác được gọi là hoại tử chi.
Bệnh nhồi máu não chiếm khoảng 80% trong tổng số ca chẩn đoán tai biến mạch máu não, đột quỵ, còn lại rơi vào trường hợp xuất huyết não. Bệnh phổ biến hơn ở người cao tuổi, tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, các yếu tố nguy cơ theo đó cũng gia tăng nhanh chóng, nên nhồi máu não dần xuất hiện nhiều hơn ở những người trẻ.
Bệnh nhồi máu não có nguy hiểm không?
Trước hết phải định, bệnh nhồi máu não cực kì nguy hiểm nếu bạn không điều trị kịp thời. Tình trạng nhồi máu não kéo dài hơn vài phút, những phản ứng sinh học có hại sẽ diễn ra gây tổn thương não, làm thay đổi cấu trúc và chức năng của các tế bào não, phá hủy tế bào não, tiết dịch không kiểm soát vào mô não khiến não cùng các mạch máu khác bị chèn ép nghiêm trọng.
Người bị bệnh nhồi máu não sẽ có nguy cơ tử vong cao hoặc phải gánh chịu những di chứng nặng nề như:
- Liệt nửa người: Liệt nửa người thuộc một trong những di chứng nặng nề nhất mà bệnh nhân nhồi máu não phải gánh chịu. Một bên cơ thể người bệnh sẽ mất khả năng hoạt động, theo thống kê có tới 92% bệnh nhân nhồi máu não bị liệt nửa người, kèm theo các dấu hiệu trầm cảm, viêm loét do ít vận động,…
- Suy giảm nhận thức: Người bệnh mất khả năng nhận biết sự vật, sự việc xung quanh, hay quên, lãng đãng, đầu óc không tỉnh táo, không nhận biết được không gian, thời gian,..
- Mất ngôn ngữ: Người bệnh nói ngọng, khó nói, không biểu đạt được những gì muốn nói, mất ngôn ngữ,…
- Suy giảm thị lực: Bệnh nhân biểu hiện mờ một hoặc cả hai mắt, mù một phần hoặc toàn bộ, đau mắt,…
Nhồi máu não trở nên nặng hơn trong vòng vài tiếng và tiếp tục tiến triển trong khoảng 24-48 tiếng, cuối cùng vùng não bị ảnh hưởng sẽ tổn thương vĩnh viễn nếu lưu thông máu không được khôi phục. Chính vì thế, việc phát hiện và tiến hành cấp cứu kịp thời bệnh nhồi máu não có thể đảm bảo tính mạng và ngăn ngừa tàn tật nghiêm trọng từ cơn tai biến, đột quỵ.
Bệnh nhồi máu não và cách phòng ngừa
Để phòng ngừa tốt nhất bệnh nhồi máu não, bạn cần hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ hình thành nên cục máu đông gây tắc mạch máu. Dưới đây là một số biện pháp bạn nên tham khảo:
- Chú ý kiểm soát tốt tình trạng cao huyết áp, bệnh tiểu đường, tim mạch, … ở mức an toàn.
- Béo phì là một trong những tác nhân dẫn đến nhồi máu não, nó dẫn đến tình trạng cao huyết áp và tiểu đường từ đó là tăng nguy cơ phát bệnh nhồi máu não. Bạn nên cố gắng duy trì cân nặng của mình, mức lí tưởng khoảng 25 BMI hoặc ít hơn.
- Tập thể dục thường xuyên, tăng cường hoạt động cơ thể sẽ kích thích máu lưu thông tốt hơn, giảm hình thành các cục máu đông, bên cạnh đó việc này còn giúp bạn giảm cân, ổn định huyết áp.
- Bạn nên tránh xa các chất kích thích độc hại như thuốc lá, rượu, bia,…
- Áp dụng chế độ ăn uống phù hợp với người tai biến và sinh hoạt khoa học, tránh thức khuya, hạn chế làm việc quá sức.
Bệnh nhồi máu não và cách điều trị
Nhồi máu não cần được phát hiện và điều trị sớm trong vòng 3 giờ đầu khi phát bệnh, phát hiện càng sớm thì càng giảm được hậu quả nặng nề mà nó gây ra.
Cấp cứu khẩn cấp đối với đột quỵ nhồi máu não bao gồm kiểm soát huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu, truyền các yếu tố chống đông máu. Điều trị dài hạn bao gồm việc duy trì mức ổn định huyết áp, quản lý các bệnh tim mạch, kiểm soát lượng đường trong máu, hạ cholesterol, hạn chế sự phát triển của các cục máu đông.
Thông thường việc điều trị dài hạn bệnh nhồi máu não dựa vào thuốc phòng chống và điều trị tai biến mạch máu não. Vì quá trình điều trị kéo dài, những loại thuốc được ưu tiên lựa chọn phải đảm bảo các yếu tố lành tính, không tác dụng phụ, không làm suy nhược cơ thể, và không tạo tác nhân dẫn đến các bệnh khác về đường tiêu hóa, hệ thần kinh,…
Bệnh nhồi máu não, đột quỵ nhồi máu não vô cùng nguy hiểm, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân không được phép chủ quan, nên tiến hành phòng ngừa bệnh sớm.