Cách chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não

Sau khi bị tai biến mạch máu não bệnh nhân sẽ phải chịu những di chứng nặng nề tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Bên cạnh việc chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện thì việc chăm sóc bệnh nhân khi về nhà cũng rất quan trọng. Việc chăm sóc này tác động rất nhiều đến việc phục hồi các di chứng do bệnh để lại và phòng tai biến tái phát lần 2. Dưới đây là một số lời khuyên về việc chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não các bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Cách chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não

1. Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não tai bệnh viên

Trong giai đoạn nguy hiểm này người bệnh cần được theo dõi cẩn thận tại bệnh viện bằng các thiết bị y tế và quan sát trạng thái của bệnh nhân. Nếu huyết áp của người bệnh lên quá 200 mmHg, nhịp tim bị rối loạn, nhịp thở không đều thì cần phải báo ngay cho bác sĩ để kịp thời cấp cứu. Ngoài ra, cân quan sát vận động của các chi, vè mặt, nhân trung và giọng nói của người bệnh để biết bệnh nhân gặp phải di chứng nào và đưa ra phương pháp phục hồi chức năng phù hợp cũng như kế hoạch chăm sóc hợp lý.

cham-soc-benh-nhan-tai-bien-tai-nha

Những người chịu trách nhiệm chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não cần tuân thủ đúng theo ý kiến của bác sĩ: cho bệnh nhân uống đúng thuốc , đúng thời gian và đúng liều lượng. Đưa bệnh nhân đi làm các xét nghiệm khi có yêu cầu của bác sĩ.

Việc chăm sóc người bệnh lúc này cần hết sức chú ý đến vấn đề vệ sinh, đề phòng nhiễm khuẩn, phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, loét do tì đè, tránh để bị sặc dẫn đến nhiễm trùng phổi. Lau người, vệ sinh các vùng kín cho bệnh nhân ít nhất 1 lần/ngày. Thay ga giường, quần áo cho người bệnh hàng ngày, đảm bảo phòng bệnh luôn được sạch sẽ, thoáng khí.

2. Chăm sóc người bệnh tại nhà

Khi người bệnh đã qua giai đoạn nguy hiểm thì chặng đường điều trị tai biến tiếp theo đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì từ cả phía người nhà và người bệnh. Trong quá trình tập luyện hồi phục thì những người thân trong gia đình cần luôn bên cạnh động viên tinh thần cho người bệnh và lưu ý một vài điều trong cách chăm sóc người bệnh tai biến dưới đây:

Lưu ý chế độ luyện tập, nghỉ ngơi

Việc vận động để phục hồi chức năng cần được tiến hành sớm, phù hợp với từng giai đoạn: Cường độ luyện tập có thể tăng dần tùy vào sự tiến triển thể trạng của người bệnh. Tuy thuộc vào các từng loại di chung sau tai bien mà có kế hoạch tập luyện và chăm sóc hằng ngày cho người bệnh.

Người bệnh nên nghỉ ngơi điều độ, đúng giờ, không nên nằm nhiều nên vận động nhẹ nhàng với các bài tập khoảng 20 -30 phút vào buổi sáng và buổi chiều tối mỗi ngày. Việc vận động mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng bị bệnh, đồng thời hạn chế các nguyên nhân như rối loạn lipid máu, béo phì, cao huyết áp,… làm giảm nguy cơ bệnh tai biến mạch máu não bị tái phát lần 2.

Trong giai đoạn luyện tập này người nhà cũng hết sức quan tâm đến tâm lý người bệnh, thường xuyên động viên, khuyến khích để người bệnh dần độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Không gian giường ngủ cho người bệnh cũng cần đảm đảo sự thoáng mát. Với những người bị liệt sau thì nên đặt người bệnh nằm sao cho bên liệt hướng ra ngoài để được tiếp xúc nhiều nhất với các tác động từ môi trường.

Sau tai biến mạch máu não nhiều người đã rơi vào trầm cảm chính bởi sự khủng hoảng về tâm lý, mặc cảm, dễ tự ái, xu hướng muốn được phục vụ… Vì vậy để người tai biến có thể vượt qua được tâm lý chán nản, tiêu cực, u uất thì những người thân trong gia đình và mọi người xung quanh nên thường xuyên động viên, tạo môi trường thoải mái cho người bệnh.

>> Có thể bạn quan tâm: Mất bao lâu để phục hồi sau tai biến khi sử dụng An Cung Trúc Hoàn

Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt

Xây dựng chế độ dinh dưỡng để chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não tốt nhất. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo sự cân bằng giữa các chất protein, chất béo và cacbonhydrate, hạn chế ăn măn và sử dụng ít muối trong khi chế biến món ăn cho người bệnh.

cham-soc-benh-nhan-tai-bien-tai-nha

Với những người bệnh tai biến mạch máu não mắc di chứng trong rối loạn nuốt thì cần ăn những loại thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa, và có thể chia ra thành nhiều bữa ăn trong ngày,… hạn chế những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và mỡ động vật, tránh các chất đường bột, giảm lượng calo nạp vào cơ thể. 

Thay đổi thiết kế phù hợp với sinh hoạt của người tai biến

Để người bệnh có thể tự vận động, sinh hoạt cần chú ý: lối đi lại không nên có bậc, lối cửa ra vào phải đủ rộng, bồn rửa mặt, nơi vào vệ sinh cần thuận tiện cho người khuyết tật sinh hoạt, tự chăm sóc bản thân.

Trong phòng tắm có thể để một chiếc ghế tựa đặt gần vòi nước giúp người khuyết tật dễ dàng sử dụng. Buộc bông tắm vào que dài để người bệnh tự cọ phần bên bị liệt. Nên trải thảm chống trơn trượt ở trong nhà tắm, nhà vệ sinh để người bệnh ko bị trượt ngã.

Nếu khu vệ sinh không tiện cho người bệnh thì nên sử dụng ghế tựa có đục lỗ ở giữa và đặt bô phía dưới gầm ghế để người bệnh tiện đi vệ sinh hơn.

Ngoài việc lưu ý trong việc chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não thì nên cho người bệnh sử dụng kết hợp với một số loại thuốc hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh tái phát lần 2. Tìm hiểu thông tin về thuốc phòng và điều trị tai biến tại đây: Thuốc điều trị tai biến mạch máu não