Cách tập phục hồi chức năng cho người bị tai biến mạch máu não

Tập phục hồi chức năng cho người bị tai biến mạch máu não là một phần rất quan trọng trong quá trình điều trị phục hồi cho bệnh nhân. Các bài tập kết hợp với thuốc điều trị di chứng sau tai biến sẽ giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi các di chứng liệt sau tai biến để sớm trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Vậy tập phục hồi chức năng như thế nào mới đúng? Hãy cùng đi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Cách tập phục hồi chức năng cho người bị tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm và đáng sợ. Nó gây ra những hậu quả vô cùng nghiệm trọng tới sức khỏe, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh, gia đình. Theo thống kê, tai biến mạch máu não gây ra tỉ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới sau ung thư và tim mạch. 1/3 người bị tai biến sau đó bị liệt nửa người.

tap-phuc-hoi-chuc-nang-cho-nguoi-bi-tai-bien

Di chứng để lại sau tai biến khiến cho bệnh nhân khó có thể vận động, đi lại được. Thậm chí mọi sinh hoạt phải phụ thuộc hoàn toàn vào người thân. Vì vậy việc tập phục hồi chức năng là rất cần thiết. Tập phục hồi chức năng cho người bị tai biến sớm sẽ giúp giảm tối đa di chứng và tàn phế. Giúp người bệnh có thể đi lại và sinh hoạt mà không cần người trông nom chăm sóc.

Phục hồi chức năng cho người bị liệt nửa người

Đối với người bị tai biến liệt nửa người phải nằm giường mọi sinh hoạt phải tùy thuộc vào người khác thì sử dụng các bài tập thụ động. Trong trường hợp này nên cho người bệnh cử động co duỗi chân tay, tập thở. Ngoài ra nên phối hợp massage, xoa bóp chân tay, bấm huyệt, châm cứu. Mục đích nhằm giúp các khớp bị co cứng, co rút cơ.

Các bài tập phục hồi chức năng cho người bị tai biến mạch máu não liệt nửa người :

– Khớp vai: Gấp, duỗi, giạng, khép, xoay trong, xoay ngoài

– Khớp khuỷu: Gấp, duỗi khuỷu, quay sấp, xoay ngửa cẳng tay.

– Khớp cổ tay: Gấp, duỗi, nghiêng trong, nghiêng ngoài khớp cổ tay.

– Các ngón tay: Gấp , duỗi, giạng, khép các ngón tay.

– Khớp háng: Gấp, duỗi, giạng, khép, xoay trong , xoay ngoài.

– Khớp gối: Gấp, duỗi.

– Khớp cổ chân: Gấp, duỗi.

Việc tập luyện phục hồi sẽ kéo dài và mức độ tập tùy thuộc vào tình trạng thương tổn cũng như khả năng tiếp nhận của người bệnh. Vì vậy, cần kiên trì, nhẫn nại, tránh nóng vội khiến tình hình tồi tệ hơn. Luôn động viên, tạo tinh thần lạc quan cho người bệnh.

Tập phục hồi chức năng cho người bị tai biến nhẹ hơn

Với những người bị tai biến nhẹ, đã có thể tự ngồi dậy và cử động chân tay thì bài tập thích hợp nhất là đi bộ. Khoảng cách đi tùy thuộc vào khả năng gắng sức của bệnh nhân. Ngoài ra người bệnh có thể lựa chọn các môn thể dục khác tùy theo sở thích như tập đạp xe bằng xe đạp phục hồi chức năng …

tap-phuc-hoi-chuc-nang-cho-nguoi-bi-tai-bien

Bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến:

Tháng thứ 1 đến tháng thứ 6: Tập cho bệnh nhân đi bộ mỗi ngày khoảng 5 phút; cho tập những động tác như cầm cốc, cầm sách, gấp quần áo, tập cầm nâng những đồ vật kích cỡ, nặng nhẹ khác nhau. Mỗi ngày tập luyện khoảng 20 phút cho đến khi bệnh nhân có thể tự làm được động tác này. Nếu bệnh nhân không thể tự làm, có thể dùng các dụng cụ trợ giúp tay hoặc chân. Cho bệnh nhân tập theo các dụng cụ này.

Ngoài 6 tháng: Tăng cường đi bộ hoặc đạp xe. Nếu bệnh nhân mất tiếng nói, nên cho nghe và đọc các câu chuyện trên báo chí, truyền hình, rồi ngay lập tức cho bệnh nhân tập kể lại câu chuyện. Tập những kỹ năng này với mức độ khó tăng dần, khoảng 20 giờ mỗi tuần.

Kết luận : Sau khi xảy ra tai biến, chúng ta cần tập phục hồi chức năng cho người bị tai biến các sớm càng tốt. Việc tập luyện phải được tiến hành theo từng giai đoạn. Nhằm giúp người bệnh có thể vận động đi lại sớm nhất có thể. Trong quá trình tập phục hồi chức năng đó, người chăm sóc cũng cần kiên nhẫn, tận tình, tạo tinh thần lạc quan cho người bệnh.

Có thể bạn quan tâm: 5 lời khuyên hữu ích giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não

> Mọi thông tin cần tư vấn về bệnh tai biến mạch máu não vui lòng liên hệ SĐT: 0988292525 – 0963015446