Người bệnh tai biến mạch máu não ăn uống như thế nào là hợp lý?

Tai biến mạch máu não là bệnh có tỉ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới và là nguyên nhân gây thương tật hàng đầu. Vì vậy việc chăm sóc điều trị phục hồi sau tai biến mạch máu não rất quan trọng. Ngoài việc sử dụng những loại thuốc có tác dụng điều trị tai biến thì chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh cũng góp phần không nhỏ vào sự phục hồi của bệnh nhân. Vậy người tai biến mạch máu não ăn uống như thế nào mới hợp lý? Chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Người bệnh tai biến mạch máu não ăn uống như thế nào là hợp lý?

Bị tai biến ăn gì cho tốt và nên ăn gì sau tai biến?

nguoi-benh-tai-bien-mach-mau-nao-nen-an-uong-nhu-the-nao-la-hop-ly

Người bị đột quỵ cần có một thực đơn hợp lý cho căn bệnh của mình:

  • Nên ăn các loại gia vị như hành tây, tỏi, hạt tiêu, gừng nên được dùng giúp phòng ngừa tai biến.
  • Trái cây chứa nhiều kali, vitamin C như chuối, cam,quýt, bưởi, ,,…giàu kali và vitamin C có khả năng ngăn được việc tạo thành các khối máu tĩnh mạch, do đó có thể phòng được đột quỵ.
  • Các loại rau, các loại củ với hàm lượng chất xơ cao được khuyến khích sử dụng trong phòng ngừa đột quỵ như rau xanh các loại (xanh đậm), súp lơ xanh. Các thực phẩm này sẽ giảm lượng cholesterol, tốt cho hệ tuần hoàn, hỗ trợ giảm cao huyết áp.
  • Đậu nành và các loại thuộc nhóm ngũ cốc nên được đưa vào thực đơn ăn uống, các loại nguyên hạt là tốt nhất.
  • Các chất béo động vật nên kiêng, nhưng bệnh nhân tai biến lại nên ăn chất béo có trong dầu thực vật và một số thực phẩm như dầu đậu nành, dầu cá (cá thu), dầu vừng… rất tốt trong việc tránh bị đông máu, tốt cho người bị đột quỵ.

Sau tai biến, ngoài các thực phẩm trên cho người bị tai biến, nên ăn theo thực đơn chứa đầy đủ và hợp lý các chất gồm chất béo, chất đạm và Cacbon-hydrat:

  • Các loại cá có tác dụng giảm lượng cholesterol có hại, tăng cường cholesterol có lợi cho cơ thể, hạn chế xơ vữa.
  • Các loại thịt, đậu hủ, trứng; các chất chứa tinh bột đường như cơm, mì…
  • Các loại trái cây, rau củ quả.

Trường hợp bệnh nhân chưa thể tự ăn, vẫn ở trên giường bệnh, chưa đi lại được thì dinh dưỡng nên ăn cần cân đối lại theo lời khuyên của bác sĩ, dinh dưỡng mỗi ngày tốt nhất là khoảng 25 đến 30 kcal trên 1 kg cân nặng của người bệnh.

Người bệnh hôn mê hoặc không ăn được vì di chứng liệt, tốt nhất là ăn bằng cách truyền qua sonde vào dạ dày thì cần phải được làm nhuyễn hoặc làm từ bột và phải được pha chế. Việc cho ăn như vậy phải có sự kiểm tra giám sát hoặc hướng dẫn của bác sĩ, y tá chuyên môn.

>> Đọc thêm: nguyên nhân tai biến mạch máu não

Khi bị tai biến nên kiêng ăn gì?

Như đã nói, tai biến mạch máu não tuy nguy hiểm nhưng không phải vô vọng, không thể cứu chữa. Khi phát hiện các dấu hiệu của tai biến như đột ngột bị vấp ngã hoặc thấy hoa mắt chóng mặt, chân tay tê mỏi không phối hợp; bị mất tiếng, khó hoặc thậm chí không nói được; một số bộ phận cơ thể bỗng bị tê liệt; choáng váng đầu óc, nôn mửa; mắt bỗng nhiên tối sầm lại… thì chúng ta cần có ngay cho mình một thực đơn ăn uống phù hợp, kiêng các đồ ăn và thực phẩm sau:

  • Ngừng hẳn việc hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng các thực phẩm có chất kích thích như café.
  • Hạn chế ăn các loại đồ ăn chế biến dùng nhiều dầu mỡ, mỡ, chất béo từ động vật, đồ ăn nóng – cay, các đồ ăn và thực phẩm nhiều protein động vật (như nội tạng, thịt màu đỏ).
  • Kiêng ăn nhiều muối, các thực phẩm trong thành phần có chứa nhiều muối hoặc thức ăn có nhiều muối như các món ướp muối (như dưa, cà muối, thịt hun khói…).
  • Giảm bớt các đồ ăn nhanh fastfood, các thực phẩm như gà và gia cầm nói chung (giàu đạm).
  • Kiêng các loại bánh ngọt, kẹo nhiều đường, các loại đồ uống có gas.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề: “Bị tai biến ăn gì tốt? Khi bị tai biến nên kiêng ăn gì? Nên ăn gì sau tai biến mạch máu não?” Hi vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về cách chăm sóc người bị tai biến được tốt hơn.

Mọi thông tin cần tư vấn về bệnh tai biến vui lòng liên hệ SĐT: 0988.29.25.25 – 0963.015.446

>> Có thể bạn quan tâm: cách điều trị di chứng tai biến mạch máu não