Phục hồi di chứng rối loạn ngôn ngữ sau tai biến

Rối loạn ngôn ngữ là di chứng xảy ra ở khoảng 40% số bệnh nhân sau tai biến mạch máu não. Tuy nhiên, nếu tập luyện đúng cách và kiên trì thì bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn.

Phục hồi di chứng rối loạn ngôn ngữ sau tai biến

Sau cơn tai biến mạch máu não, vùng điều khiến ngôn ngữ bị tổn thương khiến người bệnh bị rối loạn ngôn ngữ với các biểu hiện như: nói ngọng, âm điệu bị biến đổi, nói lắp, ú ớ,… và gặp khó khăn khi diễn đạt, thậm chí là không nói được.

roi-loan-ngon-ngu-tien-trien-thanh-benh-alzheimer11455682608

Rối loạn ngôn ngữ do tai biến mạch não thường được phân ra làm 4 thể dựa vào vị trí tổn thương của não:

– Tổn thương vùng sinh ra ngôn ngữ (tổn thương vùng Broca): Người bệnh có biểu hiện không nói được hoặc nói được một vài từ, nói nhát gừng, không tìm được từ để nói, mức độ nhẹ thì nói được nhưng không lưu loát, lặp lại câu nói của người khác hoặc của mình vừa nói kém . Mặc dù bệnh nhân hiểu được những gì mình muốn nói, hiểu được những gì mọi người xung quanh nói với mình (còn gọi là tổn thương biểu đạt ngôn ngữ). Đây là loại tổn thương hay gặp nhất.

– Tổn thương vùng hiểu ngôn ngữ (vùng Wernick): Người bệnh nói được, nói lưu loát nhưng câu nói thường vô nghĩa, lặp lại câu nói của người khác kém. Bệnh nhân không hiểu hoặc hiểu rất ít những gì người xung quanh nói với mình (còn gọi là tổn thương tiếp nhận ngôn ngữ).

– Tổn thương vùng dẫn truyền: Là tổn thương đường dẫn truyền giữa 2 vùng trên. Biểu hiện nói lưu loát, thông hiểu tốt, lặp lại kém.

– Tổn thương toàn thể: Là tổn thương toàn bộ các vùng trên với biểu hiện nói không lưu loát hoặc không nói được, hiểu biết kém, lập lại tiếng nói kém.

Tuy vùng não điều khiển ngôn ngữ bị tổn thương, nhưng tập luyện sẽ giúp tái tổ chức lại não, phát huy tối đa khả năng bù trừ của các vùng khác cho vùng não đã bị tổn thương.

Đọc thêm:  Những trường hợp tai biến nặng bệnh viện bó tay, phục hồi kỳ diệu nhờ an cung trúc hoàn

Sau đây là một vài bài tập cho tổn thương ngôn ngữ thể sinh ra ngôn ngữ (rối loạn ngôn ngữ biểu đạt):

1) Khuyến khích tập nói tự nhiên: Một số từ bệnh nhân có thể nói được một cách tự nhiên như đếm số, bảng chữ cái, ngày tháng…

2) Tập nói tên một số đồ vật xung quanh như: Bàn, ghế, sách, quạt, máy tính…và màu sắc các đồ vật đó.

3) Nếu bệnh nhân có thể, khuyến khích hát một số bài hát yêu thích, kể cả hát Karaoke

4) Tìm một số từ đối nghĩa: Người thân của bệnh nhân có thể đưa ra một số từ để bệnh nhân tìm từ đối nghĩa. Ví dụ: Đối nghĩa với “nóng”, bệnh nhân có thể nói được “lạnh”; hoặc một số từ khác như: trên – dưới; lên – xuống; ngày – đêm; xa – gần…

5) Mô tả một vật, người: Người thân bệnh nhân giúp mô tả một vật để người bệnh tìm tên phù hợp. Ví dụ: Cái gì dùng để cắt vải, cắt giấy – bệnh nhân có thể tìm được từ là “cái kéo”; Cái gì dùng để viết – “cái bút”; Hình gì không có góc – “hình tròn” hoặc hình cầu”; Ai là người dạy học trò – “cô giáo” hoặc “thầy giáo”; Ai làm việc trong nhà máy – “công nhân” “kỹ sư”; Ai làm việc trong bệnh viện – “y tá”, “bác sĩ’…

6) Mô tả một số đồ vật theo danh mục: Ví dụ: Kể tên một số loài trái cây, kể tên một số loài vật, một số loài hoa… khuyến khích bệnh nhân kể được càng nhiều càng tốt. Ngược lại: Kể tên một số loại như cam, xoài, mít… bệnh nhân có thể nói được: trái cây.

7) Đọc: Cho bệnh nhân đọc một số từ, từ ngắn đến dài dần: Ví dụ: Cam, bưởi – Chôm chôm, sầu riêng – Ăn trái cây tốt cho sức khỏe; Tập – đạp xe – đi bộ – tập dưỡng sinh – tập giúp vui, khỏe, đẹp – nên tập luyện hàng ngày; Tập nói – tập nói liên tục – tập nói kiên trì hàng ngày – Tập nói kiên trì hàng ngày sẽ nói được bình thường… Sau đó có thể đọc báo, sách…

8) Mô tả hình ảnh (nên đưa ra hình ảnh bệnh nhân ưa thích và hiểu biết thông tin về nó): Đưa cho bệnh nhân một bức ảnh hoặc tranh, bảo bệnh nhân mô tả đơn giản. Ví dụ: Đưa bức ảnh con của bệnh nhân rồi định hướng mô tả như: đây là ai, mấy tuổi, con thứ mấy, học lớp mấy, học trường nào…

sau-tai-bien-benh-nhan-de-bi-tram-cam

Một số điểm chú ý khi tập luyện:

– Không tạo cho bệnh nhân có cảm giác mình là một đứa trẻ.

– Nên thay đổi cách tập và vị trí tập để tránh sự nhàm chán.

– Không nên tập quá nhiều vào cùng một lúc mà chia ra nhiều lần trong ngày để tránh mệt mỏi, quá sức của bệnh nhân.

– Tập từ dễ đến khó dần.

– Luôn luôn cổ vũ, động viên, khuyến khích bệnh nhân tập. Không được để bệnh nhân chán nản, thất vọng. Chán nản, thất vọng thì điều trị sẽ thất bại.

– Tạo ra môi trường vui vẻ

– Có thể nhiều thành viên tham gia tập cho bệnh nhân

– Khi tập cố gắng cho bệnh nhân nói to nhất có thể.

– Tập càng sớm càng có lợi.

Chúng ta hoàn toàn có thể phục hồi được ngôn ngữ, được khả năng giao tiếp của chúng ta sau khi xảy ra tai biến mạch não. Chỉ cần chúng ta kiên trì, liên tục, không chịu nhường bước trước khó khăn, càng thành công hơn với sự hỗ trợ tích cực của chuyên viên ngôn ngữ trị liệu, người thân, bạn

Sử dụng an cung trúc hoàn để điều trị phục hồi sau tai biến

Bên cạnh việc tập luyện và châm cứu bấm huyệt thì việc sử dụng thuốc điều trị tai biến mạch máu não rất quan trọng trong quá trình phục hồi của bệnh nhân. An cung trúc hoàn bài thuốc thuốc phòng và điều trị bệnh tai biến mạch máu não của thái y Triều Lê được lương y Nguyễn Quý Thanh nghiên cứu và bào chế trong hơn 20 năm. Với bài thuốc an cung trúc hoàn lương y Nguyễn Quý Thanh đã  điều trị thành công cho hàng ngàn người bị bệnh nhân tai biến mạch máu não, hoại tử các chi bằng bài thuốc An cung trúc hoàn. Những bệnh nhân có nguy cơ tai biến cao, sử dụng An cung trúc hoàn để phòng bệnh thì rất tốt. Những bệnh nhân đã trải qua tai biến, đang dần phục hồi, cần thiết sử dụng để tránh bị tai biến lại.

an-cung-truc-hoan

Công dụng chính của thuốc đông y An Cung Trúc Hoàn là: Hỗ trợ điều trị tai biến, xuất huyết não, tê bì tay chân, liệt tứ chi sau tai biến, tai nạn, giúp giãn nở và thông sạch lòng mạch não, đánh tan máu tụ, đào thải trọc trượt, máu đông máu tụ trong mạch máu và cơ thể, bơm máu đến các chi bị hoại tử do tắc mạch từ chấn thương, đào thải những độc tố dư thừa giúp bệnh nhân mau khỏi, nhanh chóng tỉnh lại. Ngoài ra An Cung Trúc Hoàn còn có tác dụng điều hoà huyết áp, trị rối loạn tiền đình, đau đầu kinh niên, béo phì, tiểu đường, xơ vữa động mạch vv… – những nguyên nhân chính gây nên tai biến.

Trong bài thuốc An cung Trúc hoàn có một vị thuốc không thể thiếu đó là “ngưu hoàng”. Ngưu hoàng (hay còn gọi là sỏi mật bò) có tác dùng hồi sinh tế bào hồng cầu huyết sắc tố. Đối với bệnh nhân hôn mê sâu, khi sử dụng nhiều thuốc tây hoặc thận làm việc yếu gây nên phù, nếu sử dụng An cung Trúc hoàn thì khả năng đào thải rất tốt và giúp mau chóng tỉnh lại.

An cung trúc hoàn là bài thuốc đông y đặc biệt giúp bệnh nhân xua tan nỗi lo về cách phòng ngừa tai biến và điều trị phục hồi nhứng di chứng đang mắc phải, nhanh chóng phục hồi, trở lại cuộc sống bình thường.

 

Mọi thông tin cần tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ: Công ty Cổ phần Dược thảo Fansipan

Địa chỉ: 54F Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội
SĐT tư vấn và lấy thuốc : 0963.015.446 – 0988.29.25.25