Sơ cứu kịp thời cho người đột quỵ

Khi một người bị đột quỵ, mỗi giây trôi qua đều rất có giá trị. Nếu xử lý càng chậm trễ thì đột quỵ càng khó điều trị, tổn thương não càng nhiều. Và những gì bạn sơ cứu cho họ trong thời điểm quan trọng trong đó có khả năng giúp cứu sống họ.

1. Đột quỵ là gì?
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) được chia làm hai loại, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:
Xuất huyết não: Xảy ra khi mạch máu bị vỡ, máu thoát khỏi tthafnh mạch chảy vào mô não, khoang dưới nhện và não thất..
Nhồi máu não hoặc thiếu máu não cục bộ (nhũn não): Xảy ra khi một nhánh mạch bị tắc nghẽn, tại nhánh đó bị thiếu máu và gây hoại tử.

đột quỵ là gì

Trong vòng vài phút, nếu không có các biện pháp tái lập tuần hoàn não để cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác (qua đường máu) cho các tế bào não, chúng sẽ bắt đầu chết (trung bình 1,9 triệu nơ-ron bị chết/phut) và tiếp diễn liên tục trong vài giờ.

Đột quỵ là trường hợp cần cấp cứu càng nhanh càng tốt, điều trị càng sớm càng giảm thiểu tổn thương não. Đối với bệnh nhận đột quỵ não do huyết khối, việc điều trị phải được tiến hành trong 1 giờ đầu tiên.

2. Dấu hiệu nhận biết một người đột quỵ
Các triệu chứng của cơn đột quỵ thường đến đột ngột như :
– Đang nói chuyện thì mất khả năng nói, nói ngọng hoặc nói rất chậm chạp
– Cơ mặt rủ xệ xuống ở một bên hoặc tê liệt
– Mắt bị mờ ở 1 hoặc cả 2 bên
– Đau đầu dữ dội kèm theo chóng mặt và ói mửa
– Không thể nâng 2 cánh tay lên cao cùng 1 lúc
– Mất thăng bằng, không xác định được phương hướng, đi lại khó khăn hoặc tự nhiên gục xuống

dấu hiệu đột quỵ

 

3. Cách xử lý khi gặp một người bị đột quỵ
LƯU Ý ĐẶC BIỆT : Cần gọi người trợ giúp hoặc xe cấp cứu. Trong thời gian chờ hỗ trợ, cần theo dõi chăt chẽ để kịp thời phát hiện các thay đổi bất thường về tình trạng của người bệnh.

Sơ cứu trong trường hợp người đột quỵ còn tình
– Trấn an người đột quỵ để họ bình tĩnh hơn.
– Nếu họ vẫn còn tỉnh táo hãy đảm bảo họ đang ở trong “tư thế an toàn”. Tư thế an toàn là bạn giúp họ nằm nghiêng sang một bên, đầu hơi ngẩng khoảng 30 độ và hỗ trợ trong trường hợp họ nôn.
– Nếu người đó có bị tê liệt ở bất kỳ tay chân nào thì hãy tránh di chuyển chúng
– Đồng thời che cơ thể cho họ bằng áo vì lạnh sẽ khiến dơn đột quỵ trầm trọng hơn.

sơ cứu đột quỵ

 

Sơ cứu khi người đột quỵ đã ngất xỉu
– Kiểm tra mạch đập và nhịp thở của người đột quỵ. Nếu bạn thấy mạch yếu hoặc không thấy họ thử thì hãy thực hiện hồi sức tim phổi (CPR – bao gồm ấn lồng ngực và hô hấp nhân tạo) trong lúc chờ xe cứu thương đến.
– Nới lỏng quần áo, chẳng hạn như cà vạt hoặc khăn quàng cổ để họ dễ thở hơn. Nếu bạn không biết hô hấp nhân tạo hãy nhờ tổng đài viên để họ hướng dẫn bạn thực hiện trong lúc chờ xe cấp cứu.

Bạn cần quan sát từng biểu hiện của người bệnh khi chờ xe cứu thương đến. Nếu rõ về tiền sử bệnh tật của họ như là tình trạng cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường hay họ đang sử dụng loại thuốc nào đó hãy khai báo tất cả với bác sĩ. Điều này là cần thiết và quan trọng để giúp chuyên gia y tế phán đoán trước tình hình và có kế hoạch điều trị phù hợp. Bởi người đột quỵ sẽ không thể giao tiếp trong lúc này.

Nếu sơ cứu đúng cách thì bạn có thể giúp người đột quỵ hoặc tai biến vượt qua khỏi nguy cơ tử vong và giảm thiểu biến chứng sau đột quỵ. Hãy trang bị cho mình kiến thức cần phải có để sử dụng cho những trường hợp cần thiết khi gia đình bạn có người có nguy cơ hoặc tiền sử bị đột quỵ.

Tham khảo : 4 bài tập phòng ngừa đột quỵ tại nhà đơn giản
Cách phát hiện đột quỵ não từ sớm để cấp cứu kịp thời