Tai biến mạch máu não trong mùa hè: Nguyên nhân, cách xử trí và phòng tránh

Bệnh tai biến mạch máu não đứng thứ 3 trên thế giới về mức độ đe dọa tính mạng và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật cho người bệnh. Tai biến mạch máu não trong mùa hè chủ yếu là do nhiệt độ ban ngày và ban đêm chênh lệch quá cao. Đây đang trở thành vấn đề đáng lo ngại ở Việt Nam.

Tai biến mạch máu não trong mùa hè: Nguyên nhân, cách xử trí và phòng tránh

Nguyên nhân dẫn tới tai biến mạch máu não trong mùa hè

Thời tiết mùa hè thay đổi thất thường, chênh lệch nhiệt độ giữa đêm và ngày cao, độ ẩm không khí coa gây nên cảm giác mệt mỏi cũng như việc mất nước qua hởi thở, mồ hôi cũng có thể gây ra tối loạn về đông cầm máu và gây đột quỵ.

tai-bien-mach-mau-nao-trong-mua-he

Trời càng nóng thì hầu hết mọi người đều sử dụng điều hòa và để nhiệt độ ở mức thấp tới lúc ra môi trường bên ngoài, nhiệt độ thay đổi đột ngột cơ thể không thích ứng kịp dễ dẫn tới nguy cơ ngạt mũi, đau họng, đặc biệt là người lớn tuổi bị các bệnh tim mạch, có thể bị các biến chứng nặng nề như tai biến mạch má não, nhồi máu cơ tim hoặc ngất… thật sự rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, những khi thời tiết nắng nóng thì sở thích được ngâm mình trong nước mọi người đều thích đi bơ, tắm nước lạnh thường tăng, đối với những người làm việc ngoài trời, tắm ngay sẽ thất rất thoải mái. Khi cơ thể đang ở trạng thái toát nhiều mồ hôi đột nhiên ngâm mình trong nước lạnh dẫn tới tình trạn g máu cô lại làm tăng nguy cơ dẫn tới tai biến là rất lớn.

Cách xử trí ban đầu khi gặp người bị tai biến mạch máu não

Tất cả các trường hợp có triệu chứng thiếu sót thần kinh xuất hiện đột ngột, hoặc cấp tính. Các biểu hiện gợi ý là: Rối loạn ý thức, co giật cục bộ, thiếu sót vận động, hoặc giảm cảm giác, liệt, rối loạn cảm giác nửa người, liệt mặt. Rối loạn lời nói, nói khó, thất ngôn. Rối loạn thị giác, mù, bán manh. Liệt dây thần kinh sọ. Một số trường hợp tai biến mạch máu não, có thể xuất hiện tương đối âm thầm kín đáo, làm khó nhận biết trên lâm sàng.

Khi có biểu hiện trên, cần xử trí đúng bằng cách: Người nhà nên nới lỏng quần áo, và để người bệnh nằm trên mặt phẳng, giúp bệnh nhân có tư thế nằm nghiêng an toàn, gối đầu cao khoảng 30 độ, và ở tư thế nằm nghiêng, để tránh nguy cơ bí sặc do các chất tiết ra từ miệng. Cần phải thông khí cho bệnh nhân để tránh những co giật. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn gì, uống gì, khi nghi ngờ bệnh nhân bị đột quỵ, và không tự ý cho bệnh nhân uống một loại thuốc nào. Nếu bệnh nhân khó thở, hoặc có biểu hiện ngừng thở, thì người nhà, hoặc người chứng kiến, cần thực hiện hô hấp nhân tạo bằng miệng để tránh trường hợp bệnh nhân ngừng thở. Giúp bệnh nhân thở đều, thở sâu hơn và chậm hơn, để họ bình tĩnh trở lại, và máu cũng như oxy có thể lưu thông lên não nhanh hơn.

Sau khi sơ cứu cần đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất, để được cấp cứu kịp thời, tránh đưa bệnh nhân đi xa, vì thời gian di chuyển kéo dài, càng làm cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn và nguy cơ tử vong cao hơn.

>> Đọc thêm: 8 Thực phẩm phòng tránh đột quỵ do nắng nóng

Làm gì để phòng ngừa tai biến mạch máu não trong mùa hè

Uống nhiều nước

tai-bien-mach-mau-nao-trong-mua-he

Vào mùa hè, thời tiết nóng bức, cơ thể bị mất một lượng nước khá lớn sẽ khiến nồng độ máu giảm, độ kết dính trong máu tăng cao, điều này rất dễ dẫn đến những bệnh lý có liên quan đến máu, làm tăng tỷ lệ nguy cơ cho tim và não. Vì vậy mọi người cần tập thói quen uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Nên dùng nước trắng đun sôi để nguội hoặc đã tiệt trùng, không nên uống nhiều thức uống có đường.

 

Không để nhiệt độ quá thấp

Không ít người điều chỉnh nhiệt độ máy điều hòa xuống rất thấp. Nhưng sự thay đổi nhiệt độ từ nóng đến lạnh đột ngột như thế sẽ khiến những mạch máu vốn đang ở trạng thái giãn nở bình thường tức thời co lại, dẫn đến huyết áp tăng cao. Ngoài ra, do phòng có máy điều hòa phải đóng kín nên không khí lưu thông kém, nếu ở lâu sẽ dễ bị chóng mặt, khô cổ, tim đập nhanh… Vì vậy, việc thường xuyên mở cửa để không khí lưu thông là rất cần thiết.

Tích cực vận động

Khi thời tiết nóng bức, dù vận động ít, cơ thể cũng sẽ ra nhiều mồ hôi, điều này khiến nhiều người cao tuổi thường ngại vận động, đi lại. Thực tế, vận động sẽ giúp mạch máu co giãn và đàn hồi tốt, làm tăng tính bền của thành mạch. Vì thế, người bệnh cao huyết áp nên cố gắng vận động. Có thể chọn các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, lên xuống cầu thang, đi xe đạp chậm, đi bộ…

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và cá

Các chất dinh dưỡng có trong các loại rau xanh vô cùng phong phú. Các chất chống oxy hóa trong chúng giúp tăng cường sức khoẻ cho hệ tim mạch. Những loại trái cây và rau quả, chẳng hạn như cam, chuối và nấm cũng có rất nhiều kali giúp điều hoà huyết áp.

Ngoài ra, bổ sung hải sản vào thực đơn hàng ngày cũng rất quan trọng, đặc biệt là cá. Nên bổ sung các loại cá như: cà hồi, cá mòi… trong chế độ ăn uống 2 lần/ tuần, giúp cơ thể được bổ sung axit béo omega-3.

Khám sức khỏe định kỳ

tai-bien-mach-mau-nao-trong-mua-he

Mùa hè thời tiết có nhiều thay đổi nên việc thăm khám sức khỏe là rất cần thiết đặc biệt là người cao tuổi cần thường xuyên thăm khám ít nhất 3-6 tháng 1 lần để tầm soát phát hiện nguy cơ gây tai biến và điều trị hiệu quả. Ngoài ra, ngay khi thấy có những vấn đề như đau đầu chóng mặt, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra kịp thời.

Trên đây là một số thông tin về bệnh tai biến mạch máu não trong mùa hè, nếu còn bất cứ thắc mắc gì mọi người vui lòng liên hệ SĐT: 0988.29.25.25 – 0963.015.446 để được tư vấn trực tiếp!

>> Có thể bạn quan tâm: Phân biệt đột quỵ với trúng gió để tránh nhầm lẫn ảnh hưởng tới tính mạng