Tạm biệt huyết áp cao chỉ với hoạt động đi bộ hàng ngày

Huyết áp cao tiềm ẩn nhiều nguy hiểm với cơ thể. Để giảm huyết áp có nhiều cách, một trong số đó là việc thường xuyên đi bộ. Việc thường xuyên đi bộ sẽ giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh, thoải mái, dẻo dai và kiểm soát huyết áp ổn định.

Tạm biệt huyết áp cao chỉ với hoạt động đi bộ hàng ngày

Đi bộ là bài tập phổ biến không còn xa lạ với mọi người. Hình thức rèn luyện sức khỏe này được áp dụng ở mọi độ tuổi giúp nâng cao sức khỏe rất tốt đặc biệt đối với người bị cao huyết áp. Đi bộ giúp giảm huyết áp một cách vô cùng hiệu quả.

tam-biet-huyet-ap-cao-voi-hoat-dong-di-bo-hang-ngay

Tác dụng của việc đi bộ với huyết áp

– Đi bộ nhanh hay chậm đều rất tốt cho tim. Nó sẽ làm dòng máu chảy qua tim nhanh hơn, giảm huyết áp và stress cho động mạch. Đi bộ làm tăng hàm lượng HDL-cholesterol tốt có tác dụng bảo vệ tim mạch.

– Đi bộ giúp máu lưu thông tốt dẫn đến độ nhớt của máu bị giảm, vì thế cơ thể không bị xảy ra tình trạng huyết khối. Đi bộ sẽ giúp cơ tim và toàn bộ hệ động mạch co thắt nhịp nhàng và đều đặn.

– Cơ tim và các lớp cơ trong thành mạch dày lên và trở nên dẻo dai hơn, thành mạch giãn nở một cách dễ dàng và thường xuyên hơn. Tất cả những tác dụng trên góp phần làm giảm 50% hiểm họa đối với tim của bạn.

– Ngoài ra, việc thường xuyên đi bộ cũng sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, đột qụy. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người đi bộ từ 20 giờ trong một tuần trở lên, sẽ giảm tới 40% nguy cơ đột quỵ gây nên bởi các cục máu đông.

>> Có thể bạn quan tâm: Những thực phẩm tốt cho người bị cao huyết áp

Đi bộ thế nào cho đúng?

– Người cao tuổi mới tập đi bộ để hạ huyết áp thì chỉ nên bắt đầu với tốc độ 50-60 bước/ phút, sau đó tăng dần lên 70-80 bước/ phút trên đoạn đường bằng phẳng và dài khoảng 1,5-2km. Khi huyết áp đã ổn định hơn, dưới 140/90mmHg, thì có thể chạy bước nhỏ (40-60cm/ bước), chạy chậm và nhẹ nhàng từng đoạn ngắn 200-300m.

– Nhịp thở trong lúc đi bộ rất quan trọng đối với người cao huyết áp. Khi đi bộ, điều hòa nhịp thở kết hợp hít thở sâu, thở ra từ từ cùng nhịp tay vung khi đi sẽ tạo điều kiện cho việc hít thở dễ hơn.

– Khi đi bộ không nên đi dép lê, mà nên có đôi giày thể thao, bước sải dài đều đặn với tốc độ vừa phải để phù hợp với sức khỏe. Mấy ngày đầu có thể lưng, cơ bắp sẽ mỏi là chuyện bình thường, khớp chân có đau nhức một chút cũng không sao, lúc đầu có thể dùng gậy, cố chịu đau một thời gian, sau sẽ giảm dần thậm chí là mất hẳn.

Đi bộ thường xuyên, cường độ vừa phải

– Nếu lúc đầu đi mà thấy mệt, đi chậm lại mà vẫn thấy mệt mà lại đau ở hàm, ngực thì nên đi bác sĩ khám ngay. Nếu đi bộ mà đêm về thấy cơ thể mệt nhoài, khó ngủ thì có nghĩa là đã đi bộ quá sức của mình, hôm sau nên đi chậm và gần hơn.

– Bạn nên cố gắng tập đi bộ một cách đều đặn, không nên bỏ cách quãng lâu thì mới mong có được tác dụng như ý muốn.

– Nên tập luyện đi bộ ở mọi lúc mọi nơi mà không chỉ dừng lại ở 30 phút mỗi sáng. Việc này không những giúp cơ thể dẻo dai, hạ huyết áp mà còn giúp giảm cân, hạn chế các bệnh xương khớp, giảm tiểu đường và thông thuận phổi…

Chú ý: Khi đi bộ nên thả lỏng các cơ, nhất là các cơ khớp tay và vai, đầu và thân ở tư thế tự nhiên nhất, thân người không nên ngả ra trước hay ra sau quá nhiều và đặt cả bàn chân xuống đất.

– Nên xen kẽ đi bộ với chạy chậm, tập thở và nghỉ xen kẽ nhau. Thời gian nghỉ nên dài gấp 3 lần thời gian chạy. Sau vài ba buổi tập, nếu huyết áp vẫn ổn định, có thể tăng thời gian chạy lên cho mỗi một buổi tập.

– Nên tập nhẹ nhàng, tránh gắng sức vì quả tim vốn đã quá tải, nay lại thêm một gánh nặng mới sẽ phải co bóp nhanh, mạnh hơn, huyết áp sẽ tăng cao hơn dễ dẫn đến đột quỵ và suy tim.

– Nên tự theo dõi và điều chỉnh lượng vận động, sao cho khi tập xong vẫn thở được bằng mũi và vẫn có thể nói chuyện thoải mái.

– Với những chia sẻ về việc đi bộ giúp giảm huyết áp, mong rằng bạn và người thân hãy áp dụng cách này để giúp cho huyết áp ổn định hơn mà không cần dùng đến thuốc.